Trẻ thật sự muốn nghe điều gì? – Những câu nói cực hay tạo động lực dành cho cha mẹ


Ngày nay rất nhiều người đề cập đến lý thuyết về việc giao tiếp giữa cha mẹ và con cái vì đó là một trong những phần thiết yếu nhất của việc làm cha mẹ. Sau đây, Phần mềm quản lý mầm non Tomia xin được giới thiệu đến quý phụ huynh 5 câu nói hữu ích trong việc giao tiếp với trẻ dựa theo phương pháp giáo dục Montessori.



1. Cha mẹ yêu con! (kể cả khi cha mẹ không thật sự hài lòng về những điều trẻ đã làm)


Điều đầu tiên và quan trọng nhất của cha mẹ là luôn để trẻ biết được tình yêu và sự chấp nhận vô điều kiện của họ dành cho trẻ. Điều này sẽ tạo nên một nền móng vững chắc và khó lòng lay chuyển cho mối quan hệ cha mẹ – con cái về sau. Đây cũng chính là món quà vô giá mà cha mẹ dành cho trẻ. Tuy nhiên, sẽ có những khoảnh khắc cha mẹ không cảm thấy thật sự hài lòng về những điều trẻ đã làm. Cha mẹ thường sẽ cho qua vì không muốn trẻ bị tổn thương nhưng hãy tỏ rõ cho trẻ biết rằng cha mẹ vẫn yêu thương và chấp nhận. Đôi lúc cha mẹ cần nói rõ rằng: “Cha mẹ yêu con nhưng cha mẹ không thật sự vui với những gì con vừa làm.” Hoặc thay vì nói “Con làm mẹ phát bực”, hãy nói “Việc con làm gây cho mẹ một ít khó chịu.”


Thời gian đầu cha mẹ và trẻ sẽ rất nản chí nhưng nó sẽ giúp cho cha mẹ giao tiếp với con một cách vừa thẳng thắn nhưng tràn đầy yêu thương khi mọi thứ đi quá giới hạn hoặc khi cha mẹ muốn từ chối điều gì đó từ trẻ.


2. Con đang cảm thấy như thế này phải không?

Khi trẻ đang phải trải qua một khoảng thời gian khó khăn, cảm xúc của trẻ rất hỗn loạn, rối bời và thậm chí không hiểu chính bản thân mình. Và đôi lúc điều tồi tệ hơn cả đó chính là việc không một ai có thể biết và hiểu được những gì trẻ đang cảm nhận.


Cha mẹ có thể hỗ trợ trẻ bằng cách giúp trẻ hiểu, đánh dấu và xử lý cảm xúc của trẻ. Đối với trẻ nhỏ, cha mẹ hãy dùng từ thật đơn giản “Con trông rất tức giận! Con đang cảm thấy giận dữ đúng không?”, và dần phức tạp hơn đối với trẻ lớn hơn.


Cha mẹ hãy luôn nhớ rằng, không có cảm xúc nào là sai trái và cảm xúc là của riêng mỗi người. Vì thế, khi trẻ bộc lộ cảm xúc, những cảm xúc ấy đáng được tiếp nhận.


Có 2 điều đáng để cha mẹ lưu tâm:


Nếu trẻ bày tỏ cảm xúc bất ngờ hoặc vô lý, đừng xem thường những cảm xúc ấy kể cảm khi cha mẹ không hiểu gì. Khi cha mẹ bối rối, khả năng cao trẻ đang cảm thấy bối rối hơn gấp bội phần. Trẻ sẽ phản ứng rất tốt khi những cảm xúc đó được cha mẹ nhắc lại với trẻ vì như thế trẻ có thể sắp xếp lại suy nghĩ và ấn tượng của trẻ.


Đừng bao giờ trừng phạt cảm xúc. Nếu trẻ hành động dựa trên cảm xúc tiêu cực, nói lời không hay và tổn thương người khác, điều này cần được giải quyết. Tuy nhiêu, nếu trẻ nói với cha mẹ rằng trẻ đang tức giận với họ, với anh chị em hoặc trẻ không muốn nhìn mặt cha mẹ – tất cả đều là giao tiếp chân thật, trung thực và cần được khuyến khích. Tìm cách giải quyết cảm xúc này một cách đúng đắn thay vì trừng phạt vì trẻ đang nói thật về những cảm xúc của mình.


Tomia – Hệ thống quản lý trường học

3. Cha mẹ đã nhìn thấy những điều con đã làm!

Cha mẹ có thể chỉ đơn giản là miêu tả những việc con làm thay vì khen ngợi những việc con đã làm và công nhận những việc đó. Việc chỉ bộc lộ rằng cha mẹ luôn quan sát, chú ý đến trẻ và không đưa ra lời khen giúp trẻ tự quyết định những thành công của mình có giá trị bao nhiêu và phát triển khả năng tự phản ánh, độc lập cảm xúc và tự động lực cho chính mình. Cha mẹ chỉ nên ở bên hỗ trợ và khuyến khích nhưng không vượt quá giới hạn. Ví dụ như, “Mẹ đã nhìn thấy con đã đọc xong cuốn sách,” thay vì “Wow, con đọc nhiều thật tuyệt vời!” hoặc “Con đã vẽ một bức tranh,” thay vì “Mẹ yêu bức tranh của con! Nó rất tuyệt vời.”


4. Con nghĩ gì về điều đó?


Cha mẹ có thể tiến thêm một bước nữa bằng cách hỏi trẻ nghĩ gì về thành công của con trẻ, một ngày của trẻ diễn biến ra sao hoặc thậm chí là nghĩ gì về chính bản thân trẻ. Khuyến khích trẻ phát triển thói quen tự nhìn nhận và tự đánh giá lại bản thân thông qua những câu hỏi và bình luận nhẹ nhàng và quan trọng hơn hết là hãy lắng nghe câu trả lời của trẻ một cách kỹ lưỡng.


Một số trẻ sẽ nói hàng giờ đồng hồ vì một lời động viên nhỏ của cha mẹ và một số nói rất ít. Nếu trẻ chỉ trả lời quá ngắn gọn, cha mẹ sẽ gặp phải nhiều thử thách hơn. Một mẹo nhỏ nhưng hữu ích cho tình huống này chính hãy chờ đợi và dẫn dắt trẻ bằng những ví dụ. Cha mẹ hãy thử chia sẻ với trẻ về một ngày của mình đã diễn ra thế nào và sau đó xem rằng liệu điều này có thể kích thích trẻ chia sẻ về chúng hay không.


5. Con nghĩ con nên làm gì vào lần tiếp theo?


Việc đóng vai một giáo viên biết rõ mọi việc đôi khi lại khá dễ dàng và cuốn hút đối với các bậc cha mẹ. Xét cho cùng, cha mẹ đều đã có được kinh nghiệm và quan điểm cũng như những hiểu biết mà cha mẹ đã tự mình trải qua thông qua những thử thách và những sai lầm của chính mình trong quá khứ. Từ đó, cha mẹ có đầy đủ thông tin để hỗ trợ cuộc sống con trẻ dễ dàng hơn bằng cách nói với trẻ những gì có thể làm.


Tuy nhiên, trẻ không phải luôn cần thông tin của cha mẹ, trẻ cần có được kinh nghiệm của riêng mình, phát triển trí thông minh và rèn luyện những kỹ năng riêng trong khả năng giải quyết vấn đề và những điều xung đột.


Với trẻ, việc tự mình tìm ra giải pháp có giá trị gấp trăm lần so với việc nhận được giải pháp từ cha mẹ. Trong một số tình huống, cha mẹ có thể nói ít hơn nhưng hãy hỏi nhiều hơn và dần dần đưa trẻ đến với giải pháp, hoặc cứ để trẻ đi theo hướng của riêng trẻ và thỉnh thoảng phạm phải sai lầm của riêng mình. Bằng cách này cha mẹ không chỉ hỗ trợ trẻ học tập mà còn cho thấy rằng cha mẹ tôn trọng trí thông minh và ý kiến riêng của trẻ, thúc đẩy sự tự tin và xây dựng mối quan hệ với trẻ.




Cre: Montessoriparenting
Translated by TOMIA – Hệ thống quản lý trường học

ĐỘI NGŨ CÓ TÂM HUYẾT VỚI GIÁO DỤC MONTESSORI

Phạm Dương Trần

CEO

ThS. Trần Thị Thu Hoà

Cố vấn chuyên môn

Lê Quỳnh Phương​

Cố vấn chuyên môn

Lê Văn Vĩnh Hưng

Giám đốc kinh doanh

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và trải nghiệm miễn phí

Liên Hệ Tư Vấn

Contact Me on Zalo

Liên Hệ Tư Vấn