Trẻ không muốn lắng nghe? – 10 cách để cha mẹ XOAY CHUYỂN TÌNH THẾ


Một trong những việc khó nhất mà cha mẹ phải đối mặt là trẻ không muốn lắng nghe. Sau đây là 10 cách giúp cha mẹ kết nối được với trẻ theo phương pháp giáo dục Montessori, hãy cùng Phần mềm quản lý mầm non Tomia tìm hiểu chi tiết nhé!

Trẻ không muốn lắng nghe? – Tomia – Hệ thống quản lý trường học

1. Thể hiện bằng hành động, đừng chỉ nói

Thay vì chỉ đưa ra hướng dẫn bằng lời nói cho trẻ, cha mẹ hãy đứng lên và thực hiện hành động đó cho trẻ quan sát. Điều này có thể sẽ mất rất nhiều công sức trong khoảng thời gian đầu nhưng đổi lại đây sẽ là cách hỗ trợ trẻ làm quen với mọi thứ một cách nhanh chóng.


2. Chỉ nói một từ và trẻ sẽ tự biết phải làm gì tiếp theo

Đối với những trẻ có xu hướng không muốn phải làm theo những gì cha mẹ bảo ví dụ như lặp đi lặp lại rằng: “Con hãy lấy giày, xỏ vào chân và thắt dây thật chặt nhé!”, cha mẹ chỉ cần nói “Giày!” và để trẻ tự suy nghĩ, nhận ra điều cần phải làm và tự thực hiện trong hào hứng.


3. Viết ghi chú (ngay cả khi trẻ chưa đọc đến)

Nếu cha mẹ nhận thấy rằng bản thân mình thường xuyên nói “không” với trẻ hoặc dễ phàn nàn trẻ vì một vài tình huống hằng ngày, vậy thì hãy thử viết ghi chú. Thay vì luôn nói “không” và cấm trẻ đụng vào khu vực bếp nơi chứa nhiều nguy hiểm bởi sức nóng hoặc những đồ dùng thủy tinh, cha mẹ có thể viết ghi chú “Nóng” hoặc dùng hình ảnh dán lên lò nướng hoặc bếp. Đối với một số trẻ, những gì được viết ra sẽ có hiệu lực hơn rất nhiều so với lời nói.


4. Tự hỏi bản thân: “Điều này xuất phát từ đâu?”

Đã bao giờ cha mẹ tự hỏi bản thân mình: “Tại sao trẻ lại không muốn lắng nghe mình?” hay chưa? Có lẽ việc trẻ không muốn lắng nghe bởi vì cha mẹ đã không thật sự kết nối với trẻ và sau đó cha mẹ tự đưa ra kết luận về những gì mình nghĩ và cho là đúng. Thế nên trước tiên cha mẹ hãy tự đặt câu hỏi đó cho bản thân mình khi trẻ không muốn lắng nghe.


5. Cho trẻ thời gian để thực hiện

Cha mẹ nghĩ rằng trẻ không lắng nghe và không làm theo lời của cha mẹ nhưng khi cha mẹ biết chờ đợi hoặc có thể tự đếm thầm 10 giây trong đầu, cha mẹ sẽ thấy được trẻ đã lắng nghe và bắt đầu thực hiện. Trẻ chỉ tốn thời gian để thực hiện và chuyển trạng thái dần. Vì thế, đừng đánh giá thấp sức mạnh của việc cho trẻ thêm một vài giây để có thể tiếp nhận và tiến hành những gì trẻ cần làm.

Trẻ không muốn lắng nghe? – Tomia – Hệ thống quản lý trường học

6. Trở nên hài hước trong mắt trẻ

Việc này thật đơn giản nhưng lại thường bị bỏ qua. Trẻ thích những điều hài hước và đôi khi hơi ngớ ngẩn. Cha mẹ có thể sử dụng những câu nói đùa và sự hài hước khi muốn trẻ thực hiện một điều gì đó vì khi làm như thế trẻ sẽ không cảm thấy bị hối hả và khó chịu.


7. Để trái tim cha mẹ chạm đến trái tim trẻ

Cha mẹ hãy đặt mình vào độ tuổi của trẻ, kết nối với trẻ trước hết bằng sự đồng cảm và hãy lắng nghe trẻ bằng cả cơ thể của mình từ đó hỗ trợ trẻ bình tĩnh lại. Sau đó cha mẹ có thể thử chuyển hướng nếu cần thiết bằng cách hỏi thăm trẻ chuyện gì đã xảy ra nhưng trên hết vẫn là đặt mình vào lứa tuổi và trạng thái của trẻ. Điều này sẽ tốt hơn rất nhiều so với việc giải quyết vấn đề của trẻ bằng cách đưa iPad hoặc bánh kẹo cho trẻ.


8. Chia nhỏ thành nhiều bước

Cha mẹ hãy thử chia nhỏ yêu cầu của mình cho trẻ thành nhiều bước nhỏ hợp lý. Ví dụ như, thay vì bảo trẻ “Con hãy dọn dẹp phòng ngủ của mình!” thì bước đầu tiên cha mẹ có thể nói “Con hãy bắt đầu với đồ chơi của mình trước nhé!”. Đây sẽ là cách hỗ trợ trẻ lắng nghe nhiều hơn.


9. Cùng trẻ thảo luận và đưa ra ý kiến thay vì đưa ra ý kiến và bắt trẻ làm theo

Hãy thử tưởng tượng một buổi chiều khi cha mẹ cần đi mua đồ cho bữa ăn tối, nhưng trẻ lại muốn ra công viên. Cha mẹ hoàn toàn có thể nói với trẻ rằng nếu trẻ ngoan ngoãn khi đi mua đồ thì họ sẽ đưa trẻ đến công viên. Tuy nhiên, cha mẹ đừng vội đề ra phương án và bắt trẻ phải làm theo mình mà hãy thử cùng trẻ tìm một kế hoạch chung đáp ứng được yêu cầu của đôi bên. Thay vì đặt trẻ vào tình huống đã được sắp đặt, cha mẹ có thể hỏi “Mẹ muốn đi mua đồ để làm bữa tối, con muốn đi đến công viên. Vậy con nghĩ chúng ta sẽ làm các việc trên như thế nào?” Để trẻ cùng bàn luận, cùng đưa ra ý kiến và cùng thống nhất vì khi đó trẻ được tham gia và dễ dàng hợp tác hơn mà không cảm thấy bị cha mẹ sai khiến.
 
10. Liệu trẻ có lắng nghe chúng ta không?

“Liệu trẻ có lắng nghe chúng ta không?” câu hỏi này mang ý nghĩa về mặt thể chất nhưng đồng thời cũng mang ý nghĩa về mặt cảm xúc, sự phát triển và tâm lý xã hội của trẻ. Vì thế, cách cha mẹ giao tiếp với trẻ, cách giao tiếp bằng ánh mắt, cách cha mẹ dùng từ và cách cha mẹ thể hiện bằng câu nói có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong việc trẻ có lắng nghe hay không. Nếu những gì cha mẹ nói không thực tế, dù trẻ có nghe thấy bằng tai nhưng trẻ cũng sẽ vờ như không nghe. Ví dụ như, thay vì nói “Con hãy đứng ở nơi mà cha mẹ có thể nhìn thấy con nhé!”, cha mẹ hãy nói “Con hãy đứng ở nơi mà con có thể dễ dàng nhìn thấy cha mẹ”. Thay vì im lặng và vờ như không nghe thấy, cha mẹ và con có thể thống nhất một mật mã khi con không muốn nói về một việc gì đó hoặc không muốn trả lời câu hỏi của cha mẹ.



Translated by TOMIA – Hệ thống quản lý trường học
Cre: The Montessori Notebook

ĐỘI NGŨ CÓ TÂM HUYẾT VỚI GIÁO DỤC MONTESSORI

Phạm Dương Trần

CEO

ThS. Trần Thị Thu Hoà

Cố vấn chuyên môn

Lê Quỳnh Phương​

Cố vấn chuyên môn

Lê Văn Vĩnh Hưng

Giám đốc kinh doanh

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và trải nghiệm miễn phí

Liên Hệ Tư Vấn

Contact Me on Zalo