Trẻ bắt đầu học mẫu giáo – Làm thế nào để cha mẹ và trẻ sẵn sàng nói lời tạm biệt nhau?


Trước 2 tuổi, trẻ sẽ trải qua một loạt những sự thay đổi phát triển giúp trẻ sẵn sàng cho một môi trường xã hội mới. Lúc này trẻ cần mở rộng tầm nhìn về xã hội của mình cho dù cha mẹ vẫn là người quan trọng nhất trong thế giới của trẻ ví dụ như: trải nghiệm với các bạn đồng trang lứa, trải nghiệm được là một cá thể độc lập của xã hội. Vì thế, học cách hoạt động mà không cần sự hướng dẫn của cha mẹ trong một môi trường có bạn bè và giáo viên chính là một bước đi lớn và có giá trị đối với trẻ.

Vậy làm thế nào để cha mẹ và trẻ có thể sẵn sàng tạm biệt nhau để trẻ bắt đầu một môi trường mới? Sau đây, hãy cùng Phần mềm quản lý mầm non Tomia tìm hiểu chi tiết bên dưới nhé!


Cách để cha mẹ và trẻ sẵn sàng nói lời tạm biệt nhau – Hệ thống quản lý trường học Tomia



Trẻ luôn nhìn về cha mẹ đầu tiên


Sẽ rất bình thường nếu ban đầu trẻ cảm thấy lo lắng và không chắc chắn về sự thay đổi môi trường mới dành cho trẻ. Lo sợ sự chia ly là một phần rất bình thường trong quá trình phát triển của con người trong những năm tháng chỉ mới chập chững biết đi. Tuy nhiên, đây chính là lúc trẻ nên trải nghiệm và giải quyết sự lo sợ ấy để vài năm sau đó, khi lớn tuổi hơn và tiếp tục thay đổi môi trường trẻ sẽ không còn mang theo mình nỗi lo sợ chia ly nữa.


Cha mẹ mới chính là người sẽ cảm thấy khó khăn hơn khi trẻ bắt đầu học mẫu giáo. Trẻ có được những trải nghiệm mới, bạn bè mới và những hoạt động mới trong lớp, trong khi đó cha mẹ phải quay lại với công việc và thường xuyên phải đấu tranh với cảm xúc tội lỗi, lo lắng của chính mình vì đã cho trẻ đến trường. Nếu cha mẹ đang phải đối diện với suy nghĩ này, hãy cho bản thân mình một cơ hội để chấp nhận thử thách này và đừng e ngại về việc tìm kiếm sự hỗ trợ từ bạn bè, gia đình và cả nhà trường.


Giúp trẻ có được một trải nghiệm tích cực


Trẻ cũng cảm nhận được cảm xúc của cha mẹ một cách rất nhạy bén, trẻ nhanh chóng nhận ra sự do dự, lo lắng hoặc áp lực của cha mẹ. Vậy nên, nếu trẻ nhìn thấy cha mẹ tự tin, thoải mái, hài lòng với những thay đổi lớn thì trẻ sẽ cảm thấy tốt hơn rất nhiều.


Trong thực tế, điều này có nghĩa là cha mẹ nên truyền tải một cảm giác bình tĩnh và thoải mái khi đưa trẻ đến trường. Đừng tỏ ra buồn bã hoặc cảm thấy có lỗi cho trẻ. Cha mẹ hãy thể hiện thật trung lập như thể đây là một sự thật hiển nhiên của cuộc sống: “Cha mẹ yêu con và muốn ở cùng con, nhưng giờ con phải đến trường đi học và cha mẹ sẽ phải rời đi bây giờ.” Nếu trẻ cảm thấy quá sợ hãi, cha mẹ thỉnh thoảng có thể để lại một vật gì đó và bảo trẻ: “Con hãy giữ lấy và đưa lại cho mẹ khi mẹ đến đón con nhé!”

Đừng lưỡng lự hoặc ở lại lâu với trẻ khi trẻ khóc hoặc buồn, đừng cố thương lượng với trẻ hoặc “đền bù” cho trẻ, hoặc không rời đi khi đã nói với trẻ rằng sẽ rời đi vì những điều đó sẽ chỉ gây bối rối và đau buồn cho trẻ. Sự kiên định và tự tin chính là chìa khóa để truyền tải thông điệp cho trẻ: “Cha mẹ biết rằng con sẽ an toàn khi ở đây, cha mẹ tin tưởng nơi này và con cũng thế.” Thiết lập một thói quen thường xuyên và dễ đoán cũng có thể giúp ích trong việc nói lời tạm biệt ví dụ như: đập tay, ôm và hôn trẻ, hoặc bất cứ điều gì mà trẻ thích.


Tránh những “lời nói dối trắng”


Một trong những sai lầm phổ biến nhất mà cha mẹ gây ra trong quá trình này hoặc bất kì việc gì khác chính là cha mẹ nói với trẻ những điều không đúng sự thật nhưng những điều đó làm cho trẻ cảm thấy yên lòng ví dụ như: “Cha mẹ sẽ quay trở lại sau ít phút nữa” hoặc “Cha mẹ không đi xa đâu, cha mẹ chỉ ngồi ngay ở sảnh thôi.” Thay vào đó, hãy giúp trẻ biết rằng trẻ có thể tin tưởng vào những gì cha mẹ nói vì điều đó sẽ làm cho trẻ hạnh phúc hơn nhiều so với bất kì lời nói dối nào. Tương tự, đừng lẻn rời đi khi trẻ không nhìn thấy vì lời tạm biệt có thể là nước mắt nhưng chính lời tạm biệt xây dựng nên lòng tin và sự an tâm.


Đừng cố bắt trẻ bắt tay, chào hoặc thậm chí là ôm lấy giáo viên khi trẻ không muốn. Cha mẹ có thể lấy chính mình làm ví dụ cho trẻ trong tình huống này. Hãy cho trẻ thấy rằng khi cha mẹ làm điều đó với giáo viên, cha mẹ không hề bị xúc phạm. Nếu cha mẹ đáp lại giáo viên như thế vào buổi sáng, trẻ sẽ tự khắc làm theo một cách thật vui vẻ khi trẻ thật sự sẵn sàng.




Cre: Montessoriparenting
Translated by TOMIA – Hệ thống quản lý trường học

ĐỘI NGŨ CÓ TÂM HUYẾT VỚI GIÁO DỤC MONTESSORI

Phạm Dương Trần

CEO

ThS. Trần Thị Thu Hoà

Cố vấn chuyên môn

Lê Quỳnh Phương​

Cố vấn chuyên môn

Lê Văn Vĩnh Hưng

Giám đốc kinh doanh

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và trải nghiệm miễn phí

Liên Hệ Tư Vấn

Contact Me on Zalo