Sự quan trọng của việc CHẬM NHỊP LẠI cùng trẻ


Sau đây, hãy cùng Phần mềm quản lý mầm non Tomia tìm hiểu về bài viết Sự quan trọng của việc chậm nhịp lại cùng trẻ nhé!

Có rất nhiều điều trên thế giới này cho trẻ khám phá và trẻ nhỏ đang cố gắng để học hết những điều mà trẻ có thể. Nếu thế giới của trẻ chuyển động quá nhanh và có quá nhiều thứ đã được bày sẵn cho trẻ, trẻ có thể trở nên thụ động và bỏ lỡ tất cả những niềm vui trong cuộc sống.


Trẻ nhỏ có thể độc lập hơn rất nhiều so với những gì ba mẹ nghĩ. Một trong những điểm khác biệt lớn nhất trong cách làm việc độc lập của người lớn so với trẻ chính là tốc độ và hiệu quả công việc. Khi trẻ tốn nhiều thời gian hơn để hoàn thành thì ba mẹ luôn hỗ trợ làm cho mọi thứ hiệu quả hơn hoặc cho rằng trẻ không thể hoàn thành được việc đó và làm hộ trẻ. Nếu trẻ có được nhiều thời gian hơn để độc lập hoàn thành công việc, trẻ sẽ xây dựng được sự tự tin từ sự độc lập này. 


Chậm lại để cung cấp cho trẻ thời gian quan tâm đến bản thân trẻ và để trẻ tham gia vào cuộc sống bằng nhiều cách ý nghĩa khác nhau. Khi trẻ làm việc gì đó có mục đích trẻ sẽ bắt đầu tự tập trung. Trẻ không thể ép buộc bản thân để tập trung như ba mẹ, trẻ cần công việc có mục đích và thú vị đối với trẻ. Những điều thực tế trong cuộc sống là một cơ hội rất tuyệt vời để phát triển sự tập trung và những điều đó được tìm thấy ở mọi mặt trong đời sống của trẻ. Ví dụ như mặc quần áo, đánh răng, cắt một quả táo hay lau nhà. 



Trẻ cũng có thời kỳ nhạy cảm đối với việc học tập. Trong 6 năm đầu đời trẻ có những thời kỳ nhạy cảm cho ngôn ngữ, chuyển động, trật tự, hành vi xã hội, và hoàn thiện các giác quan. Trẻ cuốn vào những điều này một cách tự nhiên và trẻ sẽ dễ dàng học được những điều đó nhiều nhất có thể. Ví dụ như thời kỳ nhạy cảm của trẻ cho ngôn ngữ quá mạnh mẽ tới mức trẻ có thể học được bất cứ ngôn ngữ nào mà không cần dấu chỉ bằng cách nói chuyện với người khác. Trẻ cũng có thể học nhiều ngôn ngữ nếu trẻ thường xuyên tiếp xúc với những ngôn ngữ đó. Vì thế, ba mẹ càng chậm nhịp lại cùng trẻ trẻ thì trẻ sẽ càng có thể học nhiều điều hơn. Sau đây là những cách ba mẹ có thể áp dụng để cùng trẻ chậm nhịp lại trong những thời kỳ nhạy cảm này:


Ngôn ngữ: chậm lại và có những cuộc nói chuyện thực tế với trẻ, ba mẹ nhớ hãy nhìn vào mắt trẻ và thực sự lắng nghe trẻ.

Chuyển động: khi làm việc với trẻ ba mẹ chỉ nên làm từng việc một để trẻ có thể quan sát và tham gia với ba mẹ.

Trật tự: có những thói quen theo trình tự và cho trẻ thật nhiều thời gian để trẻ có thể được độc lập thực hiện những thói quen đó.

Hành vi xã hội: dành thời gian để nói trước cho trẻ khi ba mẹ chuẩn bị đi đâu đó để trẻ biết rằng trẻ nên mong đợi điều gì.

Sự hoàn thiện các giác quan: dành thời gian để cảm nhận, đi dạo và nghe tiếng chim hót, dành vài phút khi nấu bữa tối để cho trẻ ngửi mùi hương hoặc nếm các nguyên liệu.

– Ba mẹ hãy giảm tốc độ của mình để không nói và chuyển động cùng một lúc khi trình bày cho trẻ xem một điều gì đó mới mẻ.

– Tập trung vào một khía cạnh của việc đang làm và để trẻ tập trung vào đó trước khi tiếp tục bước tiếp theo.

– Chậm lại và dành thời gian quan sát trẻ, ba mẹ cũng có thể học được nhiều điều trong lúc quan sát trẻ. 




Cre: montessoriparenting

Translated by TOMIA – Hệ thống quản lý trường học

Hệ thống quản lý trường học Tomia - Phần mềm quản lý trường mầm non hàng đầu trong công tác trao đổi thông tin đa chiều giữa nhà trường, giáo viên và phụ huynh; tiết kiệm thời gian và công sức nhờ vào sổ liên lạc điện tử, giáo án chi tiết và cập nhật thông tin nhanh chóng. Liên hệ ngay với Tomia để trải nghiệm nhé!

ĐỘI NGŨ CÓ TÂM HUYẾT VỚI GIÁO DỤC MONTESSORI

Phạm Dương Trần

CEO

ThS. Trần Thị Thu Hoà

Cố vấn chuyên môn

Lê Quỳnh Phương​

Cố vấn chuyên môn

Lê Văn Vĩnh Hưng

Giám đốc kinh doanh

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và trải nghiệm miễn phí

Liên Hệ Tư Vấn

Contact Me on Zalo