SỰ QUAN SÁT của ba mẹ đối với trẻ


Vì sao ba mẹ cần có sự quan sát?

Hãy cùng Phần mềm quản lý mầm non Tomia tìm hiểu chi tiết bên dưới nhé!


Trong cuộc sống hằng ngày, thường xuyên có quá nhiều thứ chiếm đóng sự chú ý của ba mẹ. Đó là những công việc phải hoàn thành, việc vặt phải tiến hành, những người mà ba mẹ giao tiếp cùng và chăm sóc. Ba mẹ kỳ vọng rằng trẻ sẽ cư xử theo một cách mà ba mẹ mong muốn và ba mẹ sẽ cảm thấy bối rối, thất vọng nếu trẻ không làm những điều đó vì một vài lý do nào đó mà ba mẹ không thể đoán được. Tuy nhiên, một số lý do có thể trở nên rất rõ ràng thông qua sự quan sát. Trẻ không vô lý và thường thì những kỳ vọng của ba mẹ xuất phát dựa trên những sự thật không đúng. 



Trẻ lớn lên và phát triển liên tục, tâm trí và tính cách của trẻ thay đổi vô số lần trong suốt quá trình phát triển của trẻ. Ba mẹ nên dõi theo trẻ để có thể nhìn nhận con người bên trong của trẻ hơn là dựa vào phán đoán của ba mẹ, cũng như là những phỏng đoán và khả năng tưởng tượng của trẻ. 


Sự quan sát thực chất là gì?


Có 3 loại quan sát: sự quan sát trực tiếp của bản thân (chuyển sự chú ý của ba mẹ vào chính cảm xúc, suy nghĩ, phản ứng của ba mẹ và quan tâm đến những cảm xúc ấy một cách có ý thức), sự quan sát trực tiếp của trẻ (khi ba mẹ ngồi xuống một cách im lặng và hoạt động duy nhất của ba mẹ là quan sát chăm chú nhất có thể) và sự quan sát gián tiếp (khi đó ba mẹ có thể quan sát sâu sắc trong lúc đang thực hiện các công việc khác). Mỗi loại quan sát này đều có cái lợi của riêng nó và chúng sẽ được áp dụng tốt nhất nếu như kết hợp với nhau mặc dù kỹ năng quan sát gián tiếp có thể chỉ phát triển sau khi luyện tập việc tự quan sát và quan sát gián tiếp một vài lần.



Trong suốt quá trình quan sát ba mẹ không nên can thiệp hay đánh giá. Phần khó khăn nhất và dĩ nhiên cũng là thử thách lớn nhất trong quá trình này đó chính là tách biệt quan sát khách quan khỏi phản ứng, phỏng đoán và định kiến của chính ba mẹ.


Trong suốt quá trình quan sát ba mẹ không nên xen ngang. Như một nhà khoa học, ba mẹ nhận ra rằng ba mẹ phải tách biệt bản thân khỏi chủ đề của nghiên cứu. Tất nhiên là nếu ba mẹ thấy rằng trẻ đang gặp nguy hiểm ba mẹ phải dừng việc quan sát và hành động. Đôi khi trẻ cũng không mong muốn bị quan sát và thay vào đó là muốn ba mẹ hỗ trợ trẻ hoặc muốn ba mẹ chơi cùng trẻ. Tuy nhiên việc ba mẹ ngăn cản bản thân khỏi việc xen ngang và chỉ quan sát hành động của trẻ là vô cùng hữu ích. Ba mẹ thường cảm thấy sốc và vui mừng khi nhìn thấy những điều mà trẻ có thể làm được một cách độc lập nếu trẻ không bị gián đoạn quá nhanh bởi ba mẹ.


Trong suốt quá trình quan sát, ba mẹ hãy nhớ rõ lý do và mục tiêu của mình. Sự quan sát cho phép sự thấu hiểu và thấu hiểu sẽ cho phép những hỗ trợ có ý nghĩa, hơn là nỗ lực cản trở và phản tác dụng. Trẻ có những việc riêng cần phải làm, việc mà ba mẹ nên tôn trọng và bảo vệ.


Cách để luyện tập quan sát:


Thời gian thích hợp nhất cho việc quan sát trẻ là ngay bây giờ bằng một cách tự nhiên. Đó là một thói quen có giá trị đối với ba mẹ, thầy cô, người chăm sóc trẻ ở bất cứ lứa tuổi nào.


Làm thế nào để bắt đầu? Giống như bất cứ kỹ năng mới nào, sẽ rất có ích nếu như ba mẹ sắp xếp thời gian để luyện tập. Ban đầu ba mẹ nên kéo dài từ 10 đến 15 phút, trước khi sự mệt mỏi về tinh thần chiếm lấy sự chú ý của ba mẹ và ba mẹ bắt đầu xao nhãng.


Chỉ đơn giản là tìm một vị trí thoải mái với tầm nhìn trẻ tốt và ngồi xuống. Tốt hơn nữa là ba mẹ có thể dùng bút và giấy. Ba mẹ không cần phải mô tả quá cụ thể nhưng nhiều ba mẹ cảm thấy việc ghi nhanh những ghi chú hay là vẽ lại và miêu tả hoặc viết lại khoảng thời gian mà trẻ dành để làm việc gì đó là rất hữu ích. Ba mẹ chỉ cần lưu ý là đừng bao giờ viết tại sao hay là trẻ đã làm tốt như thế nào khi trẻ làm một việc gì đó, đó chỉ là giải thích trực quan về sự việc chứ không phải bản thân sự việc. 



Bản ghi chú không quan trọng bằng việc ghi chú, nhưng ba mẹ có thể giữ lại những bản ghi chú đó và viết lại chúng vào một ngày khác. Vì trẻ thay đổi từng chút từng chút một mỗi ngày, nên ba mẹ có thể sẽ không nhận ra được sự khác biệt to lớn cho đến khi ba mẹ nhìn lại những bản ghi chú của một tháng trước hay nửa năm trước. Việc tự quan sát tất nhiên sẽ khó khăn hơn nhưng việc ghi chép vào một cuốn sổ hay một tờ giấy ghi nhớ cũng sẽ rất hữu ích, đặc biệt là khi ba mẹ đang gặp khó khăn trong việc tương tác với trẻ nếu ba mẹ gặp những vấn đề rắc rối hay là những hành vi gây khó chịu. 


Quan sát nên là hành động đầu tiên trong những xung đột hoặc thử thách và đây cũng là một cách hằng ngày để ngăn chặn những điều đó.




Cre: montessoriparenting

Translated by TOMIA – Hệ thống quản lý trường học

Hệ thống quản lý trường học Tomia - Phần mềm quản lý trường mầm non hàng đầu trong công tác trao đổi thông tin đa chiều giữa nhà trường, giáo viên và phụ huynh; tiết kiệm thời gian và công sức nhờ vào sổ liên lạc điện tử, giáo án chi tiết và cập nhật thông tin nhanh chóng. Liên hệ ngay với Tomia để trải nghiệm nhé!

ĐỘI NGŨ CÓ TÂM HUYẾT VỚI GIÁO DỤC MONTESSORI

Phạm Dương Trần

CEO

ThS. Trần Thị Thu Hoà

Cố vấn chuyên môn

Lê Quỳnh Phương​

Cố vấn chuyên môn

Lê Văn Vĩnh Hưng

Giám đốc kinh doanh

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và trải nghiệm miễn phí

Liên Hệ Tư Vấn

Contact Me on Zalo