Liệu những hành động CẮN, ĐÁNH VÀ HƠN THẾ NỮA của trẻ có bình thường?


Hãy cùng phần mềm quản lý mầm non Tomia tìm hiểu rằng liệu những hành động cắn, đánh và hơn thế nữa của trẻ có bình thường hay không nhé!

Bắt đầu đến trường là một bước tiến lớn trong quá trình phát triển của trẻ. Sự chuyển đổi trong thói quen này có thể kích thích những hành vi không mong muốn như là cắn và đánh, dẫn tới việc nhiều ba mẹ cảm thấy lo lắng. Tuy nhiên trong phần lớn những trường hợp đó thì những phản ứng này lại phù hợp với sự phát triển của trẻ và không được cho là một vấn đề.



Sau đây là bốn vấn đề mà các gia đình thường hay lo lắng và cách để hỗ trợ trẻ vượt qua những vấn đề đó:


1. Đánh và cắn:


Ba mẹ có thể sẽ cảm thấy giật mình khi nhìn thấy con mình thực hiện những hành động hung hăng. Ba mẹ không hề làm những việc đó, vậy thì trẻ học được từ đâu? Trước hết, ba mẹ hãy hít thở sâu và hiểu rằng việc đánh và cắn là hành vi rất phổ biến ở các trẻ trong độ tuổi 2 và 3. 


Tuổi mới biết đi là khoảng thời gian đầy thử thách về mặt phát triển xã hội, cảm xúc và ngôn ngữ. Trẻ ở độ tuổi này bắt đầu cảm nhận được cảm xúc một cách mãnh liệt hơn nhưng lại chưa có khả năng truyền đạt ra bên ngoài cảm giác của mình. Đánh và cắn trở thành một cách dễ dàng để trẻ bày tỏ những cảm xúc này. Khi trẻ có thêm nhiều kỹ năng cần thiết để xác định, thể hiện và đối phó với những cảm xúc của trẻ thì điều đó sẽ được giải quyết.



Ba mẹ có thể làm gì? Việc của ba mẹ là làm dịu đi những cảm xúc đang dâng trào của trẻ chứ không phải làm gia tăng nó. Các biện pháp trừng phạt như là đánh hoặc cắn trở lại chỉ làm cho trẻ cảm thấy xấu hổ và sợ hãi hơn, những phương pháp như là tạm dừng có thể làm cho trẻ cảm thấy hoang mang vì điều đó có nghĩa là trẻ sẽ không có bất kỳ sự chỉ dẫn nào về những gì trẻ nên làm. 


Hướng dẫn cho trẻ sẽ mang lại hiệu quả cao. Ba mẹ hãy dùng những từ ngữ ngắn gọn và rõ ràng để hỗ trợ trẻ xác định cảm xúc. Giới thiệu cho trẻ những cách để đối phó với những cảm xúc đó thay vì đánh và cắn như là hít thở sâu.


2. Trẻ thường xuyên bị bệnh:


Điều này rất dễ hiểu. Hệ thống miễn dịch của ba mẹ đã hoàn thiện vì vậy trung bình một năm ba mẹ sẽ chỉ trải qua 2 đến 3 lần bị bệnh. Ngược lại, trẻ nhỏ thường sẽ mắc bệnh 8 lần hoặc nhiều hơn trong một năm. 



Ba mẹ hãy chọn cho trẻ những nhà trẻ hoặc trường mầm non có Chính sách Sức khỏe và An toàn kỹ càng với những hướng dẫn cụ thể về Quy trình phòng bệnh tại trường nhằm giảm thiểu sự lây bệnh ở trẻ. Kể cả khi có những biện pháp bảo vệ này thì việc trẻ thường xuyên ốm là một điều bình thường. 


Ba mẹ có thể làm gì? Sẽ rất hữu ích nếu ba mẹ làm mới các biện pháp sơ cứu và bổ sung vào tủ thuốc của mình những loại thuốc thân thiện với trẻ.


3. Nỗi lo âu chia ly:


Điều này bắt đầu khi trẻ nhận ra được sự trường tồn của một sự vật hoặc suy nghĩ rằng ba mẹ vẫn ở đó kể cả khi trẻ không thể nhìn thấy ba mẹ. Việc này cũng giống như là chơi trốn tìm vậy, mặc dù nó khá là vui nhưng khi nhìn thấy ba mẹ bỏ đi thì trẻ lại cảm thấy căng thẳng. Việc lo âu chia ly diễn ra trong suốt thời thơ ấu là rất bình thường nhưng điều này có thể đặc biệt khó khăn khi ba mẹ đưa trẻ đến trường.


Lo âu chia ly rất khác nhau giữa các trẻ nên nếu trẻ có thể tự tin bước vào lớp học thì đó không có nghĩa là trẻ không gắn bó với ba mẹ. Tương tự như thế nếu như trẻ tỏ ra dè dặt và khóc lóc khi ba mẹ rời đi không có nghĩa là trẻ quá gắn bó với ba mẹ. Cả hai viễn cảnh này đều hoàn toàn ổn.



Ngay cả khi đã đi học được một thời gian thì trẻ hoàn toàn có thể trở lại với cảm giác dè dặt tùy thuộc vào độ tuổi và những yếu tố xã hội khác. 9 tháng, 18 tháng, 3 tuổi là những độ tuổi phổ biến khi trẻ cảm thấy sự lo âu chia ly tăng cao. Để hỗ trợ trẻ vượt qua điều này ba mẹ nên:


– Xác thực. Mặc dù những câu nói như là “Không sao đâu” hoặc “Con đừng khóc” có thể mang ý tốt nhưng chúng lại mang nghĩa bác bỏ. Ba mẹ hãy thử đổi một câu nói khác mang tính thừa nhận cụ thể như là “Con cảm thấy buồn cũng không sao đâu. Con có thể cảm thấy tốt hơn sau khi con khóc. Đôi khi ba mẹ cũng cảm thấy khó khăn khi bắt đầu một tuần làm việc mới.”

– Hãy thật nhanh chóng. Cố ý chào giáo viên để thể hiện niềm tin vào người mà ba mẹ để trẻ ở lại cùng và tự tin bước đi sau khi đã nói lời tạm biệt.

– Hãy cụ thể. Thời gian mang tính trừu tượng đối với trẻ vì vậy nên ba mẹ nói “Ba mẹ sẽ đón con vào 3 giờ chiều” thì trẻ sẽ không biết rõ được. Hãy thử sắp xếp ngày của trẻ bằng những mốc thời gian mà trẻ có thể nắm bắt được như là “Ba mẹ sẽ đón con sau giờ ngủ trưa”.


4. Những nỗi lo về giấc ngủ:


Một số trẻ mất ngủ vì thói quen học tập ở trường. Trẻ có thể trở lại với những giấc ngủ ngắn đã từ bỏ hoặc khó đi vào giấc ngủ vào buổi tối. Trước hết điều này có thể đáng lo ngại và làm cho ba mẹ cảm thấy khó chịu. Ba mẹ tự hỏi là liệu có nên cho trẻ ngủ những giấc ngắn trở lại và làm thế nào để giải quyết vấn đề khó ngủ hằng đêm của trẻ? Trẻ cần ngủ nhiều hơn hay ít hơn?


Thông thường thì nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc hồi phục giấc ngủ ở trẻ mẫu giáo là do nhu cầu cần được kết nối nhiều hơn do thời gian rời xa ba mẹ ngày càng tăng. Mặc dù việc nhất quán với thói quen đi ngủ là rất có ích nhưng sắp xếp thời gian hợp lý hơn trước khi ba mẹ bắt đầu thói quen của mình có thể giúp ích trong bối cảnh này.



Ba mẹ cũng có thể hợp tác với giáo viên để đảm bảo rằng trẻ ngủ đủ giấc trong một chu kỳ 24 tiếng bằng cách làm rõ thời lượng giấc ngủ đã được đáp ứng của trẻ trong thời gian ngủ trưa ở trường. Điều này sẽ ảnh hưởng tới thời gian ngủ buổi tối của trẻ. 


– Trẻ 1-2 tuổi cần tổng 13 tiếng ngủ mỗi ngày và hầu hết sẽ dành 2 tiếng trong đó để ngủ trưa.

– Trẻ 2-3 tuổi cần tổng 12 tiếng ngủ mỗi ngày và hầu hết sẽ dành 1 tiếng trong đó để ngủ trưa.

– Trẻ 3-5 tuổi cần tổng 11 tiếng ngủ mỗi ngày, với trẻ 3 tuổi thì thường ngủ trưa ít nhất 30 phút và trẻ sẽ dừng ngủ trưa khi trẻ lên 5.


Cắn, đánh, giận dữ, khó ngủ tất cả những điều này đều bình thường. Những quá trình chuyển đổi này là những cơ hội phát triển của trẻ, sớm thôi trẻ sẽ bước tiếp với sự tin tưởng hơn vào bản thân và những người xung quanh.




Cre: guidepostmontessori

Translated by TOMIA – Hệ thống quản lý trường học

Hệ thống quản lý trường học Tomia - Phần mềm quản lý trường mầm non hàng đầu trong công tác trao đổi thông tin đa chiều giữa nhà trường, giáo viên và phụ huynh; tiết kiệm thời gian và công sức nhờ vào sổ liên lạc điện tử, giáo án chi tiết và cập nhật thông tin nhanh chóng. Liên hệ ngay với Tomia để trải nghiệm nhé!

ĐỘI NGŨ CÓ TÂM HUYẾT VỚI GIÁO DỤC MONTESSORI

Phạm Dương Trần

CEO

ThS. Trần Thị Thu Hoà

Cố vấn chuyên môn

Lê Quỳnh Phương​

Cố vấn chuyên môn

Lê Văn Vĩnh Hưng

Giám đốc kinh doanh

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và trải nghiệm miễn phí

Liên Hệ Tư Vấn

Contact Me on Zalo