Làm thế nào để hỗ trợ trẻ bị RỐI LOẠN CẢM XÚC?


Rối loạn cảm xúc là cụm từ được sử dụng để mô tả những người không thể kiểm soát cảm xúc hoặc hành vi của mình như cách mà những người khác có thể kiểm soát. Đây là một số hành động được cho là trẻ đang mắc phải hiện tượng rối loạn cảm xúc theo nghiên cứu của các nhà giáo dục học Montessori: buồn bã hoặc lo lắng, nổi cơn thịnh nộ, trốn sau chân cha mẹ khi gặp phải một tình huống mới, nhạy cảm hoặc dễ bị kích động, hung hăng,… Vậy cha mẹ có thể làm gì để hỗ trợ trẻ vượt qua khó khăn này? Hãy cùng Phần mềm quản lý mầm non Tomia tìm hiểu chi tiết bên dưới nhé!


Hỗ trợ trẻ bị rối loạn cảm xúc – Hệ thống quản lý trường học Tomia

1. Hỗ trợ trẻ cảm thấy an toàn và bình tĩnh lại

– Giảm căng thẳng/loại bỏ nguy hiểm nếu có thể. Nếu trẻ cảm thấy nguy hiểm, cha mẹ có thể đưa trẻ đến một nơi khác để tạo cho trẻ cảm giác an toàn. Ví dụ, cha mẹ có thể đưa trẻ đến nơi có nhiều khoảng không gian hơn nếu trẻ cảm giác chật chội và như bị dồn vào chân tường hoặc khi trẻ đang cảm thấy có quá nhiều thứ diễn ra xung quanh mình, cha mẹ có thể đưa trẻ đến một góc khác, nơi trẻ có thể quan sát hết những gì đang diễn ra.

– Đảm bảo với trẻ rằng trẻ đang an toàn. Sau khi giúp trẻ loại bỏ được cảm giác nguy hiểm, cha mẹ cần khẳng định lại với trẻ rằng “Con đang an toàn. Cha mẹ luôn ở đây cùng con.”

– Cho trẻ mượn hệ thần kinh của cha mẹ. Khi mọi thứ trở nên quá to lớn và vượt tầm kiểm soát so với trẻ, lúc đó cha mẹ có thể tìm thấy sự bình tĩnh của mình và cho truyền cho trẻ sự bình tĩnh ấy. Cách này có thể được hình dung như việc cha mẹ đưa con trẻ vào vùng an toàn của chính mình.

– Tìm cách để hỗ trợ trẻ quay lại trạng thái bình ổn. Cha mẹ có thể áp dụng một số cách như sau:

  • Cùng trẻ điều chỉnh cảm xúc ví dụ như ôm trẻ, xoa lưng, hoặc đưa trẻ cùng trở về phòng riêng khi trẻ buồn bã.
  • Nếu trẻ đẩy cha mẹ ra, hãy quan sát và giữ khoảng cách an toàn nhất định với trẻ. Đưa trẻ một chiếc gối nếu trẻ tự đánh bản thân hoặc người khác và luôn nhắc cho trẻ nhớ rằng “Cha mẹ luôn ở ngay đây nếu con cần cha mẹ!”
  • Thay vì để trẻ tự đi đến một nơi yên tĩnh, hãy cùng trẻ tới một nơi được thiết kế riêng trong nhà mà trẻ muốn đến khi cảm thấy bất ổn cảm xúc, nơi đó có những đồ vật yêu thích của trẻ và sau đó trẻ tự nguyện đi ra khi cảm thấy bản thân sẵn sàng, cha mẹ có thể đồng hành cùng trẻ trong việc này.
  • Thực hiện một bài tập hít thở thật đều và ngoài ra còn có rất nhiều cách khác như nghe sách, nghe nhạc,…


2. Sau đó, hỗ trợ trẻ thực hiện các bước sửa chữa cần thiết

Điều này rất quan trọng không chỉ đối với người bị tổn thương mà còn giúp trẻ giải quyết những cảm xúc của trẻ như cảm thấy tội lỗi, xấu hổ, hoặc rất nhiều cảm xúc khác của trẻ còn tồn đọng nếu trẻ không thực hiện các bước sửa chữa. Để chắc chắn điều này thành công, cha mẹ cần đảm bảo rằng trẻ đã thực sự bình tĩnh và đã cảm thấy an toàn.


Cha mẹ không nhất thiết phải bắt trẻ xin lỗi nhưng có thể chỉ cho trẻ cách để bù đắp lại cho người khác. Nếu trẻ làm người khác bị đau, cha mẹ có thể chỉ cho trẻ lấy một tờ khăn giấy để họ lau nước mắt. Cha mẹ có thể xin lỗi thay trẻ để làm ví dụ và vài năm sau đó trẻ sẽ tự nảy ra các ý tưởng khác như viết thư xin lỗi hoặc tặng hoa cho người khác.


3. Xây dựng cho trẻ các kỹ năng còn thiếu cho những lần tiếp theo

Cha mẹ đừng làm điều này khi cảm xúc của trẻ chưa ổn định mà hãy hỗ trợ trẻ xây dựng các kỹ năng còn thiếu khi đối diện với tình huống cũ trong vài ngày sau đó.


Nếu việc phải bước vào lớp học khiến trẻ cảm thấy lo lắng, cha mẹ có thể tập cho trẻ cách chào hỏi hoặc tìm cách khác để kết nối trẻ và giáo viên. Nếu trẻ gặp vấn đề trong việc quản lý cơn giận khi mọi thứ không theo ý mình, cha mẹ có thể cùng trẻ suy nghĩ một số cách giúp trẻ giải tỏa cơn tức giận một cách bình tĩnh hơn mà không làm đau chính bản thân trẻ hoặc người khác và môi trường.


4. Giữ giới hạn

Điều này không có nghĩa cha mẹ phải cho phép trẻ làm bất cứ điều gì mà trẻ muốn khi trẻ bị rối loạn cảm xúc hoặc đồng ý với trẻ những điều mà cha mẹ không đồng ý. Cha mẹ cần giữ cho trẻ những khoảng không gian để trẻ quay trở lại trạng thái ổn định. Cha mẹ cần phải vừa bao dung nhưng đồng thời cũng cần phải rõ ràng với trẻ.




Translated by TOMIA – Hệ thống quản lý trường học
Cre: The Montessori Notebook

ĐỘI NGŨ CÓ TÂM HUYẾT VỚI GIÁO DỤC MONTESSORI

Phạm Dương Trần

CEO

ThS. Trần Thị Thu Hoà

Cố vấn chuyên môn

Lê Quỳnh Phương​

Cố vấn chuyên môn

Lê Văn Vĩnh Hưng

Giám đốc kinh doanh

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và trải nghiệm miễn phí

Liên Hệ Tư Vấn

Contact Me on Zalo