Làm thế nào để đối diện với trẻ khi trẻ có Ý CHÍ KIÊN ĐỊNH


Trẻ kiên định đòi hỏi một nhu cầu lớn để khẳng định bản thân. Trẻ muốn có quyền quyết định cuộc sống của bản thân, muốn có quyền quyết định cơ thể và hành động của trẻ, trẻ muốn được lắng nghe. Trẻ muốn đưa ra những lựa chọn và muốn những sự lựa chọn đó được tôn trọng.


Những trẻ có bản chất trầm lặng và dễ chịu hơn có thể bằng lòng với việc ít thể hiện bản thân, hoặc cũng có thể trẻ tôn trọng tình cảm và sự cho phép của ba mẹ hơn là được tự làm theo ý muốn của trẻ do đó trẻ dễ dàng chấp nhận việc từ bỏ hơn. Quan trọng hơn thế, ba mẹ hãy nhớ rằng không phải trẻ cố chấp là vô lý hoặc bất thường trong nhu cầu của trẻ. Trẻ xứng đáng được đáp ứng những điều đó.


Điều này cũng không có nghĩa là trẻ được phép đối xử tệ với người khác, bắt nạt bạn bè, hoặc cư xử thô lỗ, không đúng và thiếu tôn trọng người khác. Tuy nhiên ba mẹ không thể bắt trẻ ngừng những hành động đó bằng việc phạt trẻ hoặc kiểm soát trẻ. Ba mẹ và giáo viên không phải là chủ sở hữu của trẻ. Nhiệm vụ của ba mẹ là hướng dẫn, làm gương và khuyến khích những điều tích cực cho trẻ. Sau đây hãy cùng Phần mềm quản lý mầm non Tomia tìm hiểu chi tiết 10 lời khuyên đối với những cha mẹ có trẻ có ý chí mạnh mẽ nhé!



1. Ba mẹ hãy chuẩn bị bản thân


Hiểu rõ giới hạn của bản thân khi trẻ cư xử không phải – Ba mẹ có thấy tức giận không? Có cảm thấy bị chối bỏ không? Ba mẹ hãy hiểu rõ cảm xúc của mình và tự làm chủ nó. Ba mẹ không cần trở thành một người máy vô cảm, hãy chỉ rõ cho trẻ biết rằng những hành vi của trẻ đang làm ảnh hưởng tới cảm xúc của người khác hoặc của chính cha mẹ. Nếu ba mẹ không thể giữ bình tĩnh và tránh khỏi những tác động của cảm xúc tiêu cực và bị cuốn vào những cảm xúc ấy, thì làm thế nào ba mẹ có thể đòi hỏi trẻ thực hiện được điều này?


2. Cho trẻ sự độc lập và những lựa chọn đúng với lứa tuổi của trẻ


Có rất nhiều trường hợp cha mẹ kiểm soát trẻ quá mức cần thiết. Ba mẹ có thể để trẻ lựa chọn mặc áo màu xanh hay áo màu đỏ. Trẻ mẫu giáo có thể lựa chọn trẻ muốn mang theo bánh mì kẹp hay món mì còn lại của tối qua cho bữa trưa của trẻ. Trẻ tiểu học có thể và nên quyết định rằng bản thân có nên tham gia lớp học piano hay lớp học guitar – hoặc có thể tham gia bất cứ lớp học âm nhạc nào thay vì tham gia bóng đá.


3. Tránh việc đấu tranh thắng thua


Ba mẹ hãy nhớ kỹ mục đích thật sự mỗi khi rơi vào cuộc tranh luận với trẻ – kết quả cuối cùng không phải là ba mẹ “thắng”, và trẻ phải là “người thua cuộc”. 


Nếu như có một số điều không thể thương lượng nhưng trẻ cần phải thực hiện, ba mẹ hãy giải thích vì sao trẻ cần làm việc đó và hậu quả sẽ như thế nếu như trẻ không thực hiện; cha mẹ đừng để bản thân bị cuốn vào vòng lặp lời qua tiếng lại không hồi kết với trẻ.


4. Tạo nên những giới hạn vững chắc khi cần thiết


Vì sự an toàn và lợi ích của trẻ mà sẽ có một vài điều ba mẹ không thể làm ngơ và buộc phải nắm quyền kiểm soát. Ví dụ như, một trẻ 2 tuổi không thể tự do chạy nhảy trên một con đường đông đúc nhộn nhịp và nhiều xe cộ; một trẻ 4 tuổi không thể lựa chọn mặc một chiếc váy mỏng yêu thích của trẻ đến trường giữa mùa đông lạnh lẽo; một trẻ 13 tuổi không thể bỏ học để đến sống trong một trang trại giống như nhân vật yêu thích trong sách của trẻ. Điều ba mẹ có thể làm là cảm thông với sự đau buồn của trẻ và cho trẻ thấy được sự đồng cảm và thấu hiểu, cũng như làm rõ rằng cha mẹ sẽ không đổi ý. Những giới hạn vững chắc này sẽ dễ dàng hơn kể cả đối với trẻ kiên định nhất để trẻ có thể tiếp thu khi trẻ biết rằng trẻ được tận hưởng sự tự do và độc lập nhưng ở mức cho phép hợp lý.



5. Hướng dẫn trẻ cách thỏa hiệp


Ba mẹ không mong muốn trẻ tranh luận với mọi giới hạn, mọi ranh giới của cha mẹ, nhưng cha mẹ muốn trẻ biết cách làm thế nào để tự giải quyết khi trẻ cảm thấy giới hạn của ba mẹ nên thay đổi; làm thế nào để nhượng bộ và để đổi lại điều tương tự từ cha mẹ; ba mẹ đừng sợ hãi việc thành thật với trẻ tùy theo độ tuổi thích hợp và khuyến khích trẻ nghĩ ra những giải pháp sáng tạo.


6. Lắng nghe trẻ


Giao tiếp là một con đường hai chiều. Ba mẹ không thể kỳ vọng rằng trẻ sẽ lắng nghe và nghĩ cho quan điểm của người khác nếu không một ai lắng nghe và tôn trọng trẻ. Không ba mẹ nào là toàn năng, và trẻ cũng vậy.


7. Thể hiện cho trẻ thấy rằng ba mẹ hiểu trẻ


Được biết đến và thấu hiểu là một trải nghiệm tích cực và sâu sắc đối với bất cứ người nào, đặc biệt với những trẻ đang lớn lên và đang thay đổi. Rất khó để trẻ hợp tác thật sự với ba mẹ nếu trẻ cảm thấy bị xa lánh, bị hiểu nhầm hay bị phớt lờ. Để làm được điều này, ba mẹ hãy hỗ trợ trẻ đặt tên và giải nghĩa những cảm xúc, những kinh nghiệm, tham gia vào những trò giải trí, ba mẹ hãy quan tâm đặc biệt tới những hoạt động của trẻ với bạn bè. Hơn nữ, ba mẹ hãy học cách hỏi những câu hỏi mở và lắng nghe câu trả lời của trẻ.


8. Cho phép trẻ phạm những sai lầm


Sẽ có những lúc trẻ thô lỗ, khó chịu và cư xử không đúng mực. Ba mẹ hãy đảm bảo rằng trẻ biết kể cả khi ba mẹ khó chịu và tức giận về những điều đó thì ba mẹ vẫn yêu thương và chấp nhận trẻ; luôn luôn chắc chắn rằng trẻ biết trẻ làm điều gì sai và trẻ có thể làm điều gì tốt hơn thay vào đó.Cho trẻ một cơ hội để thử lại lần nữa vào lần sau.



9. Ba mẹ hãy thừa nhận lỗi sai của bản thân


Một trong những lỗi sai lớn nhất của ba mẹ trong quá trình nuôi dạy trẻ là sự không chân thực trong việc thừa nhận sai lầm. Trẻ rất nhanh nhạy trong việc nhận biết điều đó và cũng đáp trả lại rất hời hợt. Đã là con người thì ai cũng sẽ mắc sai lầm và khi ba mẹ mắc sai lầm, ba mẹ phải biết nhận lỗi, biết xin lỗi và biết cách sửa lỗi. Đây là một trong những bài học đáng giá nhất mà ba mẹ có thể hướng dẫn cho trẻ.


10. Đầu tư vào mối quan hệ giữa ba mẹ và trẻ


Sự kiên quyết của trẻ có thể gây ra sự khó chịu cho ba mẹ và cho cả trẻ. Những khó khăn và những cuộc tranh cãi xuất phát từ đó đôi khi có thể lấn át mối quan hệ giữa ba mẹ và trẻ, cũng như là tình yêu thương chăm sóc mà ba mẹ và trẻ trao cho nhau. Ba mẹ hãy tin rằng kể cả khi đang trong những khoảnh khắc gian nan nhất thì tận sâu trong tiềm thức trẻ luôn quan tâm tới tình yêu thương và sự công nhận của ba mẹ, và trẻ cũng muốn vừa làm ba mẹ vui vừa được trở thành giống như ba mẹ. Khi có cuộc cãi vã, một trong những điều quý giá nhất mà ba mẹ có thể dựa vào đó là tình yêu thương và mối quan hệ này, vì vậy ba mẹ hãy đảm bảo rằng ba mẹ đang nuôi dưỡng và bảo vệ điều đó; rằng ba mẹ cho bản thân và cho gia đình nhiều cơ hội để chia sẻ những niềm vui và tình yêu thương cho nhau.




Cre: montessoriparenting

Translated by TOMIA – Hệ thống quản lý trường học

Hệ thống quản lý trường học Tomia - Phần mềm quản lý trường mầm non hàng đầu trong công tác trao đổi thông tin đa chiều giữa nhà trường, giáo viên và phụ huynh; tiết kiệm thời gian và công sức nhờ vào sổ liên lạc điện tử, giáo án chi tiết và cập nhật thông tin nhanh chóng. Liên hệ ngay với Tomia để trải nghiệm nhé!

ĐỘI NGŨ CÓ TÂM HUYẾT VỚI GIÁO DỤC MONTESSORI

Phạm Dương Trần

CEO

ThS. Trần Thị Thu Hoà

Cố vấn chuyên môn

Lê Quỳnh Phương​

Cố vấn chuyên môn

Lê Văn Vĩnh Hưng

Giám đốc kinh doanh

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và trải nghiệm miễn phí

Liên Hệ Tư Vấn

Contact Me on Zalo