Làm thế nào để bảo vệ TRẺ NHẠY CẢM?


Sau đây, hãy cùng Phần mềm quản lý mầm non Tomia tìm hiểu về bài viết này nhé!

Trong một thế giới nơi mà bắt nạt luôn ngày một gia tăng thì một số nỗi đau về thể xác và tinh thần là không thể nào tránh khỏi. Trên hết, ba mẹ luôn mong muốn bảo vệ trẻ khỏi bất kì tổn hại nào. Tuy nhiên sẽ có những lúc trẻ không ở trong vòng tay của ba mẹ. Ba mẹ biết rằng trẻ sẽ cần có nhiều kinh nghiệm tách khỏi ba mẹ hơn để có thể lớn khôn và trưởng thành. Khoảng cách mang đến nhiều cơ hội cho người khác làm trẻ bị thương. Ba mẹ có thể bao bọc trẻ khi trẻ đến trường buổi đầu để trẻ không bị thương. Nhưng sau đó thì sao, điều đó chỉ bảo vệ trẻ về mặt thể chất, vậy làm thế nào để ba mẹ bảo vệ trẻ về mặt cảm xúc?


Có một điều ba mẹ có thể làm để bảo vệ trẻ khỏi bị thương đó chính là ba mẹ hãy trở thành một tấm khiên. Thực chất điều này không hẳn là một sự bảo vệ trẻ khỏi những trải nghiệm đau đớn về mặt thể xác nhưng nó lại là một cách để hỗ trợ trẻ khỏi sự tác động của nỗi đau. Trở thành tấm khiên cho trẻ nghĩa là hiện diện cùng trẻ về mặt cảm xúc và công nhận cảm xúc của trẻ, cũng như hướng dẫn trẻ làm thế nào để có thể xử lý những cảm xúc khó chịu của trẻ. Khi trẻ đến bên ba mẹ và khóc dù là nỗi buồn lớn hay nhỏ, ba mẹ hãy lặp lại cho trẻ những gì ba mẹ nghe trẻ nói. Ví dụ: “Vậy là hôm nay Ben và Mía nói với con rằng 2 bạn không muốn chơi cùng con trong giờ giải lao và con thấy tức giận vì điều đó, và con cũng buồn vì việc đó”.



Điều bí mật trong việc trở thành một tấm khiên bảo vệ trẻ khỏi những tổn thương về mặt cảm xúc là ba mẹ không muốn nói với trẻ về nỗi đau mà trẻ đang phải đón nhận. Một cách bản năng, ba mẹ luôn muốn nói với trẻ  rằng: “Không sao đâu con yêu. Đừng lo lắng về điều đó”. Tuy nhiên, điều đó chẳng mang lại tác dụng gì và có thể khiến trẻ cảm thấy cảm xúc của trẻ có thể là sai trái và trẻ không bao giờ nên nói những cảm xúc đó cho ba mẹ nữa bởi vì ba mẹ sẽ chỉ nói vài lời an ủi trẻ rồi lại thôi. Thực tế, nhiều nhà tâm lý học về trẻ và tác giả của các bài viết nhấn mạnh rằng: Ba mẹ cùng tham gia vào cảm xúc của trẻ sẽ hữu ích hơn rất nhiều so với việc hạn chế cảm xúc bằng câu nói “đừng cảm thấy như vậy”. Ngồi cùng trẻ và sẵn sàng chia sẻ sự tức giận hoặc nỗi buồn của trẻ, sau đó ba mẹ có thể gợi ý một số chỉ dẫn ngắn cho trẻ làm thế nào để xử lý những cảm xúc ấy. Ví dụ, “khi ba mẹ thấy buồn ba mẹ sẽ tìm xem liệu ba mẹ có thể tìm một bạn khác để chơi cùng và cảm thấy tốt hơn không”.


Phương pháp nuôi dạy trẻ này có thể tạo nên khác biệt gì cho trẻ?


Những trẻ có ba mẹ thường xuyên thực hành rèn luyện cảm xúc cùng trẻ sẽ hỗ trợ trẻ có được sức khỏe thể chất tốt hơn và đạt điểm số cao hơn so với những trẻ có ba mẹ không làm điều tương tự. Những trẻ này sẽ dễ dàng thân thiết với bạn bè hơn, có ít vấn đề về hành xử hơn và có ít khuynh hướng thực hiện những hành vi bạo lực hơn. Sau tất cả thì những trẻ được trải nghiệm rèn luyện cảm xúc sẽ có ít cảm xúc tiêu cực hơn, ngược lại trẻ sẽ có được nhiều cảm xúc tích cực hơn. Nói ngắn gọn hơn là trẻ sẽ khỏe mạnh hơn về mặt cảm xúc. 




Cre: aimmontessoriteachertraining

Translated by TOMIA – Hệ thống quản lý trường học

Hệ thống quản lý trường học Tomia - Phần mềm quản lý trường mầm non hàng đầu trong công tác trao đổi thông tin đa chiều giữa nhà trường, giáo viên và phụ huynh; tiết kiệm thời gian và công sức nhờ vào sổ liên lạc điện tử, giáo án chi tiết và cập nhật thông tin nhanh chóng. Liên hệ ngay với Tomia để trải nghiệm nhé!

ĐỘI NGŨ CÓ TÂM HUYẾT VỚI GIÁO DỤC MONTESSORI

Phạm Dương Trần

CEO

ThS. Trần Thị Thu Hoà

Cố vấn chuyên môn

Lê Quỳnh Phương​

Cố vấn chuyên môn

Lê Văn Vĩnh Hưng

Giám đốc kinh doanh

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và trải nghiệm miễn phí

Liên Hệ Tư Vấn

Contact Me on Zalo