Hỗ trợ con yêu vượt qua NHỮNG CƠN ÁC MỘNG


Liệu đứa con yêu của mình có đang gặp phải những cơn ác mộng? Một bài tìm kiếm trên Google về việc hỗ trợ trẻ vượt qua những cơn ác mộng đưa ra cho ba mẹ một vài những mẹo phổ biến như là: thể hiện sự đồng cảm và thấu hiểu. Ba mẹ đừng bỏ qua ảnh hưởng của những cơn ác mộng đó đối với con trẻ nhé!


Tuy nhiên, một số mẹo sẽ không phù hợp với trẻ ví dụ như: bảng khen thưởng cho trẻ khi trẻ đã có đủ dũng cảm tự ngủ một mình mặc dù trẻ có gặp phải ác mộng, hoặc tệ hơn là ba mẹ đặt giới hạn rõ ràng như là “Không khóc hoặc gọi ba mẹ vào giờ đi ngủ”.


Việc ba mẹ muốn bảo vệ trẻ khỏi những nỗi sợ hãi và đau đớn là một lẽ tự nhiên. Một số cách có thể làm cho trẻ bình tĩnh hơn tuy nhiên chỉ là tạm thời, một khi các mẹo tạm thời này không còn hiệu quả nữa thì ba mẹ sẽ phải làm thế nào? Sau đây, hãy cùng Phần mềm quản lý mầm non Tomia tìm hiểu ngay nhé!



Trẻ nhỏ học hỏi về thế giới thông qua những trải nghiệm thực tế của trẻ. Trẻ hiểu rõ hiện thực và những điều giả tưởng là vô nghĩa đối với trẻ. Trẻ vô cùng mong manh, trẻ dựa dẫm vào ba mẹ trong tất cả những nhu cầu cơ bản của trẻ, trẻ tin tưởng ba mẹ. Bởi vì lẽ đó mà ba mẹ cần phải cực kỳ ý thức được sức ảnh hưởng của mình đối với trẻ. Ba mẹ đừng bao giờ giả vờ rằng chỉ có những con quái vật thân thiện dưới giường trẻ hoặc là bình xịt phép thuật với kim tuyến màu hồng sẽ làm mọi cơn ác mộng thứ trở nên tốt hơn. Ba mẹ không nên làm ảnh hưởng tới sự tin tưởng của trẻ đối với ba mẹ, mối quan hệ giữa ba mẹ và trẻ nên được tạo dựng từ sự tin tưởng.


Trở lại với những cơn ác mộng. Giấc mơ là một cách để trẻ và ba mẹ thể hiện cảm xúc của bản thân. Mơ để xử lý những trải nghiệm mà ba mẹ có trong ngày bao gồm cả tích cực lẫn tiêu cực. “Giấc mơ là cánh cửa dẫn tới sự vô thức” – Sigmund Freud. 


Khi trẻ trở nên có ý thức hơn, trẻ sẽ bắt đầu có những giấc mơ sống động hơn. Điều này xảy ra khi trẻ 3 tuổi, lúc mà vùng vỏ não của trẻ phát triển. Trẻ có thể tỉnh giấc bật khóc và sợ hãi về điều mà trẻ vừa mơ thấy. Điều này là một trải nghiệm mới mẻ đối với trẻ, trẻ khó diễn tả được những điều đã xảy ra với trẻ và trẻ chịu đựng những việc đó. Kể cả đối với ba mẹ thì ác mộng cũng có thể làm cho ba mẹ giật mình. Mặc dù biết rằng đó chỉ là một giấc mơ tồi tệ nhưng ba mẹ vẫn sẽ cảm thấy khó chịu vào buổi sáng. Vậy ba mẹ hãy tưởng tượng xem trẻ sẽ cảm thấy như nào?


Ba mẹ nên làm gì khi trẻ gặp phải ác mộng?


Đầu tiên ba mẹ hãy cho trẻ thấy được sự đồng cảm. Chỉ ra những gì vừa xảy ra cho trẻ “Con tỉnh giấc bật khóc bởi vì con vừa có một giấc mơ”. Ba mẹ không nên sử dụng từ “ ác mộng” hoặc “giấc mơ tồi tệ” với trẻ. Điều này nói lên rằng những giấc mơ đó là “tồi tệ” và “đáng sợ”. Trẻ sợ hãi bởi vì trẻ không biết được điều gì đang xảy ra. Trẻ chưa biết được rằng những giấc mơ đó không có thật. Điều tốt nhất là ba mẹ hãy thành thật và xác thực với trẻ khi trẻ đang trải qua một số trải nghiệm không vui vẻ.


Cách để lý giải về giấc mơ với trẻ đó là ban đêm trí não của trẻ phải dọn dẹp những hoạt động mà trẻ thực hiện trong ngày. Nó chiếu một bộ phim trong đầu của trẻ và trẻ sẽ xem trong lúc trẻ ngủ. Đôi khi nó sẽ hài hước, đôi khi nó kỳ lạ, đôi khi nó đáng sợ. 


Khi trẻ chia sẻ về ác mộng của trẻ, ba mẹ hãy nói về điều đó bằng một cách xác thực: “Con mơ rằng còn đang ở một mình trong hồ bơi. Con có sợ không? Con sợ cái gì? Ồ con sợ là con không thể bơi được…Giáo viên của con đang ở đâu? Ồ, đó là một hồ bơi mới…Ba mẹ hiểu rồi. Con hãy nhớ rằng đó chỉ là một bộ phim. Con luôn luôn có thể tỉnh dậy cũng giống như con có thế tắt ti vi đi vậy. Lúc đó giấc mơ sẽ kết thúc.”


Ba mẹ có thể bảo trẻ đến phòng ngủ của ba mẹ nếu trẻ tỉnh giấc và muốn được an ủi. Nếu trẻ khó ngủ trở lại, ba mẹ hãy hỏi trẻ rằng điều gì sẽ giúp ích cho trẻ. Điều quan trọng là ba mẹ hãy hỗ trợ trẻ cách kiểm soát và tự tìm ra cách giải quyết. Có thêm những cái ôm, chú gấu bông, một câu chuyện, tự đọc sách và có thêm một cái đèn có thể giúp ích cho trẻ.




Cre: themontessorifamily

Translated by TOMIA – Hệ thống quản lý trường học

Hệ thống quản lý trường học Tomia - Phần mềm quản lý trường mầm non hàng đầu trong công tác trao đổi thông tin đa chiều giữa nhà trường, giáo viên và phụ huynh; tiết kiệm thời gian và công sức nhờ vào sổ liên lạc điện tử, giáo án chi tiết và cập nhật thông tin nhanh chóng. Liên hệ ngay với Tomia để trải nghiệm nhé!

ĐỘI NGŨ CÓ TÂM HUYẾT VỚI GIÁO DỤC MONTESSORI

Phạm Dương Trần

CEO

ThS. Trần Thị Thu Hoà

Cố vấn chuyên môn

Lê Quỳnh Phương​

Cố vấn chuyên môn

Lê Văn Vĩnh Hưng

Giám đốc kinh doanh

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và trải nghiệm miễn phí

Liên Hệ Tư Vấn

Contact Me on Zalo