Sau đây, hãy cùng Phần mềm quản lý mầm non Tomia tìm hiểu chi tiết bài viết Giữ lập trường trung lập – 3 bước đơn giản giúp cha mẹ quản lý cuộc chiến giữa con trẻ với nhau nhé!
Cha mẹ thường xuyên phải đối diện với tình huống anh/chị/em muốn cùng một thứ, hoặc trẻ lớn làm đau trẻ nhỏ và ngược lại. Hoặc trẻ phàn nàn hay cằn nhằn lẫn nhau. Bản thân cha mẹ không thể làm gì khác hơn trong tình huống này ngoài việc giải quyết vấn đề bằng cách nói với trẻ “Tại sao con không dùng trước và sau đó sẽ đến lượt em/anh?” hoặc đặt câu hỏi “Tại sao con luôn bắt nạt anh trai mình?”, “Tại sao hai con không để nhau yên?”
Can thiệp như thế thậm chí chỉ làm mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn vì khi đó trẻ sẽ bắt đầu trở nên phát cáu với cha mẹ, trẻ nghĩ rằng cha mẹ thiên vị, đứng về một phía và thường là phía đứa trẻ nhỏ hơn. Kết quả là cuộc chiến hoặc cuộc đấu khẩu giữa trẻ với nhau sẽ ngày càng leo thang vì trẻ muốn tìm kiếm sự chú ý từ cha mẹ ngay cả khi đó là sự chú ý tồi tệ.
VẬY, CHA MẸ CÓ THỂ LÀM GÌ?
- Giữ tính trung lập
- Để cho trẻ được lắng nghe
- Dừng lại để quan sát liệu trẻ có thể tự giải quyết vấn đề với nhau hay không
Cha mẹ có thể trở thành trung gian hòa giải thay vì đóng vai trò như một “tòa án” và đánh giá. Trở thành một trung gian lắng nghe cả hai phía nhưng giữ vững lập trường trung lập.
“Trông có vẻ như con đang chơi với món đồ chơi này nhưng em con cũng muốn chơi và rất buồn bã. Vậy mỗi người hãy kể cho mẹ nghe chuyện gì đang xảy ra được không?” – Đây là một ví dụ về cách để cha mẹ có thể nắm bắt được tình hình và để trẻ tự kể ra câu chuyện của chúng.
Sau đó, cha mẹ đừng làm gì cả. Hãy TẠM NGƯNG và xem liệu các con có thể cự giải quyết được hay không. Cha mẹ vẫn có thể nhắc lại cho trẻ quy tắc “Chúng ta có thể thay phiên chia sẻ món đồ. Sẽ sớm đến lượt thôi.” Nhưng đó chỉ là nhắc nhở một các khéo léo với trẻ, cha mẹ đừng tự giải quyết vấn đề giữa các con với nhau.
Và điều gì sẽ xảy ra nếu có một trẻ còn rất nhỏ trong câu chuyện đó? Cha mẹ sẽ rất bất ngờ bởi giải pháp mà trẻ nghĩ ra. Có một ví dụ về Tôm và Mía trong trường hợp này khi cả hai đều muốn chơi cùng một chiếc xe. Mía gần 2 tuổi và Tôm chỉ mới biết bò. Cha mẹ của các em – người nắm vai trò trung lập đã nêu tình huống như sau: “Hai người nhưng chỉ có một chiếc xe. Cha mẹ thắc mắc rằng liệu hai con sẽ giải quyết với nhau như thế nào!” Sau đó họ dừng lại để quan sát trẻ và không làm gì thêm. Tiếp đến, cha mẹ họ đã rất bất ngờ khi thấy Mía lấy bánh xe trước của chiếc xe đưa cho Tôm để mỗi người đều chơi với một nửa. Đó là một giải pháp vượt xa rất nhiều so với mong đợi và quan trọng hơn cả là do các trẻ tự giải quyết vấn đề với nhau.
Và nếu trẻ đánh nhau vì mâu thuẫn. Cha mẹ vẫn có thể can thiệp nhưng tuyệt đối không được đổ lỗi hay trách móc trẻ nào. Cha mẹ có thể tách chúng ra khỏi nhau – “Con đi hướng này và con đi hướng còn lại”, và sau khi cả hai trẻ đã bình tĩnh lại, cha mẹ có thể giải quyết vấn đề với trẻ với tư cách là người trung gian và không thiên vị.
Translated by TOMIA – Hệ thống quản lý trường học
Cre: The Montessori Notebook