Chấp nhận nỗi lo lắng khi BUÔNG TAY VÀ CHIA LY khi trẻ đã sẵn sàng


Buông tay và chia ly đôi khi sẽ khó khăn đối với ba mẹ hơn là đối với trẻ. Khi trẻ được sinh ra, ba mẹ không muốn trẻ khóc, ba mẹ vô cùng bảo vệ trẻ, không muốn để trẻ ở lại với bất kỳ ai vì ba mẹ nghĩ rằng sẽ không ai có thể làm mọi việc cho trẻ tốt hơn ba mẹ.


Việc buông tay và rời khỏi trẻ là vô cùng khó khăn. Ba mẹ sẽ dễ dàng nghĩ rằng trẻ đang muốn ba mẹ ở lại cùng trẻ nếu trẻ khóc khi ba mẹ nói với trẻ rằng ba mẹ sắp rời đi và sẽ để trẻ ở lại cùng với ông bà, người trông trẻ hoặc bạn bè của ba mẹ. Sau đây, hãy cùng Phần mềm quản lý mầm non Tomia tìm hiểu chi tiết về bài viết nhé!



Chia ly và lo âu nỗi sợ khi phải chia ly là một phần trong cuộc sống của trẻ. Trẻ đều cố gắng để trở nên độc lập và tách rời khỏi ba mẹ trong mỗi giai đoạn phát triển của trẻ:


– Giai đoạn 1 (từ 0 đến 6 tuổi) – độc lập về mặt sinh học

– Giai đoạn 2 (từ 6 đến 12 tuổi) – độc lập về tinh thần

– Giai đoạn 3 (từ 12 đến 18 tuổi) – độc lập về mặt xã hội

– Giai đoạn 4 (từ 18 đến 24 tuổi) – độc lập về tinh thần và đạo đức


Có một giai đoạn của sự lo âu chia ly được thể hiện ra trong khoảng từ 8 tới 18 tháng khi mà trẻ đang học về tính tuần hoàn của đối tượng, nghĩa là khi một điều gì đó ra đi nó sẽ quay trở lại. Tầm quan trọng của việc gắn bó không thể bị xem thường. Nếu không có sự kết nối mạnh mẽ và tạo dựng niềm tin thì rất khó để cho cả ba mẹ và trẻ để có thể buông tay.


Từ sự gắn bó này ba mẹ có thể suy ra:

1. Buông tay nghĩa là có thêm người khác trong cuộc sống của trẻ


Khi ba mẹ nghĩ rằng ba mẹ là người duy nhất có thể chăm sóc trẻ, ba mẹ đặt gánh nặng quá sức lên bản thân mình. Kể cả khi có người hỗ trợ thì ba mẹ luôn là người làm phần lớn công việc như là cho trẻ ăn, tắm cho trẻ, dỗ dành, ru trẻ ngủ cũng như là nấu ăn, giặt đồ và tất cả những công việc khác. Nếu như trẻ buồn, ba mẹ sẽ cảm thấy ba mẹ là những bậc phụ huynh tồi tệ.



Sẽ là một thế giới vô cùng buồn chán cho trẻ nếu như ba mẹ là người duy nhất quan tâm chăm sóc trẻ. Kể cả khi nếu ba mẹ có những cách tiếp xúc khác với ông bà hoặc người khác thì vẫn có nhiều điều trẻ có thể học được từ họ. 


Buông tay có nghĩa là lựa chọn những người ba mẹ có thể tin tưởng để chăm sóc trẻ. Trẻ học được cách đặt niềm tin vào người khác và vào chính bản thân trẻ.


2. Buông tay là để trẻ tự khám phá và phát triển bản thân



Bằng cách cho trẻ tự khám phá thì trẻ sẽ bắt đầu nghe theo tiếng nói của bản thân và tự đưa ra những đánh giá về khả năng của trẻ. Ba mẹ cần chuẩn bị sẵn sàng nếu trẻ cần ba mẹ, nhưng hãy để cho trẻ khám phá giới hạn của bản thân. Ba mẹ không nên đưa trẻ vào những tình huống như là cho trẻ đi trước khi trẻ chưa sẵn sàng, cũng như là không giới hạn trẻ bằng sự bảo vệ thái quá của ba mẹ.


3. Buông tay không phải là bỏ rơi mà là để dõi theo trẻ



Ba mẹ có thể cho trẻ nhiều sự độc lập và lựa chọn khi có thể và được lấy những thứ trẻ cần. Nhưng thực tế thì việc dõi theo trẻ sẽ là một công việc toàn thời gian. Cùng với rất nhiều quyền hạn trong nhà với những khả năng trẻ có thể học cách làm thế nào để sử dụng những đồ thủy tinh, kéo và những đồ vật tương tự, và điều đó yêu cầu ba mẹ phải sẵn sàng hướng dẫn cho trẻ.


4. Buông tay luôn là phù hợp cho mọi lứa tuổi



Ba mẹ có thể hỗ trợ trẻ những kỹ năng làm nền tảng để sau một thời gian trẻ sẽ trở nên độc lập hơn. Khi trẻ còn nhỏ ba mẹ có thể hỗ trợ trẻ trong việc mặc đồ, và để trẻ có thể làm chủ ngày một nhiều hơn, để trẻ bước ra khỏi vòng an toàn của ba mẹ.


5. Buông tay có nghĩa là có thể nói ra lời tạm biệt một cách tự tin


Trẻ có thể học được rất nhiều từ ông bà của trẻ. Nếu ba mẹ cảm thấy thoải mái trong tình huống đó thì trẻ cũng sẽ học được cách tin tưởng và sự phán đoán của ba mẹ.



Ba mẹ có thể nói “Ba mẹ sẽ gặp con vào giờ ca hát. Hãy thật vui vẻ nhé!” thay vì ba mẹ nói lời tạm biệt trẻ. Ba mẹ cho trẻ sự tự tin đối với người mà ba mẹ để trẻ ở cũng. Trẻ có thể khóc và nói “Ba/mẹ đang bỏ đi” nhưng trẻ sẽ học được rằng những người khác cũng quan tâm đến trẻ và ba mẹ sẽ luôn quay lại. Nếu ba mẹ lo sợ và lẻn vào nhà vệ sinh mà không nói với trẻ thì có thể trẻ sẽ trở nên sợ hãi khi trẻ tìm kiếm ba mẹ mà không thấy đâu.


6. Buông tay có nghĩa là liên tục khám phá trẻ là ai chứ không phải là những gì ba mẹ nghĩ trẻ nên như thế



Ba mẹ có thể quan tâm trẻ thái quá hoặc quan tâm tới công việc chăm sóc trẻ quá mức, hoặc cũng có thể nghĩ rằng ba mẹ hiểu rõ trẻ, đến nỗi ba mẹ đã quên mất rằng trẻ là ai. Được làm ba mẹ là đặc ân cao nhất của bất cứ ai. Trẻ lựa chọn ba mẹ hướng dẫn trẻ và hỗ trợ trẻ để trở thành một chú bướm xinh đẹp nhất và duy nhất như cách mà trẻ nên trở thành chứ không phải là ba mẹ tạo ra con người trẻ.


7. Buông tay có nghĩa là cho trẻ phạm sai lầm và học hỏi từ sai lầm đó



Việc này có thể nhỏ như là để quả bóng rơi khỏi bàn và cho trẻ tự nhặt quả bóng đó lên. Khi trẻ quên bữa trưa, thay vì giải cứu trẻ, ba mẹ hãy để trẻ tự tìm ra cách giải quyết như là chia sẻ đồ ăn với bạn bè chẳng hạn.


Rất khó để chứng kiến cảnh trẻ phải gặp khó khăn nhưng ba mẹ phải để cho trẻ học cách tự lập và tìm ra cách giải quyết vấn đề của trẻ cũng như là thừa nhận trách nhiệm nếu trẻ làm sai. Cho trẻ phạm sai lầm và trẻ sẽ học được từ sai lầm đó.




Cre: Montessori Notebook

Translated by TOMIA – Hệ thống quản lý trường học

Hệ thống quản lý trường học Tomia - Phần mềm quản lý trường mầm non hàng đầu trong công tác trao đổi thông tin đa chiều giữa nhà trường, giáo viên và phụ huynh; tiết kiệm thời gian và công sức nhờ vào sổ liên lạc điện tử, giáo án chi tiết và cập nhật thông tin nhanh chóng. Liên hệ ngay với Tomia để trải nghiệm nhé!

ĐỘI NGŨ CÓ TÂM HUYẾT VỚI GIÁO DỤC MONTESSORI

Phạm Dương Trần

CEO

ThS. Trần Thị Thu Hoà

Cố vấn chuyên môn

Lê Quỳnh Phương​

Cố vấn chuyên môn

Lê Văn Vĩnh Hưng

Giám đốc kinh doanh

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và trải nghiệm miễn phí

Liên Hệ Tư Vấn

Contact Me on Zalo