Với ba mẹ và thầy cô giáo, việc đảm bảo an toàn cho trẻ luôn là ưu tiên hàng đầu. Vì thế, hỗ trợ trẻ nhận biết được ai là những người nguy hiểm và ai là những người lạ nhưng trẻ có thể tin tưởng được chính là một kỹ năng sống quan trọng hàng đầu. Qua bài viết này, hãy cùng Hệ thống quản lý trường học TOMIA khám phá và truyền đạt những thông điệp về mối nguy hiểm từ người lạ, đồng thời khuyến khích sự độc lập và tự tin cho trẻ.
1. Hiểu rõ khái niệm về “Người lạ”
Trước khi bàn về mối nguy hiểm từ người lạ, trẻ cần hiểu rõ khái niệm về người lạ là gì. Ba mẹ có thể hỗ trợ trẻ bằng cách giải nghĩa cho trẻ về những người lạ mặt mà trẻ không hề biết hoặc kể cho trẻ nghe một số câu chuyện. Bằng cách xác định và phân biệt giữa những khuôn mặt những người thân quen như ba mẹ, giáo viên, bạn bè thân thiết với những khuôn mặt xa lạ, trẻ sẽ bắt đầu hiểu về khái niệm này.
2. Nhận thức về giới hạn trên cơ thể trẻ
Tôn trọng những ranh giới cá nhân trên cơ thể bản thân là một khía cạnh quan trọng của giáo dục giới tính. Ba mẹ cùng giáo viên cần hỗ trợ trẻ ý thức rõ về an toàn cơ thể, chăm sóc bản thân và biết được đâu là những vùng giới hạn trên cơ thể mình mà những người khác không thể đụng chạm đến. Từ đó trẻ có khả năng đối phó được những nguy cơ đến từ người lạ.
3. Xác định ai là những người lạ “an toàn”
Trẻ cần được khuyến khích để quan sát nhiều hơn và nhận biết được ai là những người tuy lạ nhưng an toàn trong giới hạn xung quanh trẻ. Ba mẹ có thể giới thiệu cho trẻ những người lạ nhưng an toàn bằng cách nói khoanh vùng trang phục của học ví dụ như cảnh sát, công an, lính cứu hỏa và thầy cô,… Việc nhận biết những người hỗ trợ cộng đồng như thế tạo ra một cảm giác an toàn cho trẻ bởi trẻ sẽ hiểu được bên ngoài môi trường gia đình và lớp học, trẻ vẫn có thể tìm được sự giúp đỡ từ những người đáng tin cậy bên ngoài.
4. Cảnh giác với những dấu hiệu khả nghi từ người lạ
Ba mẹ hãy hướng dẫn trẻ cảnh giác với những biểu hiện từ người lạ như yêu cầu trẻ giữ bí mật với ba mẹ, tặng quà cho trẻ, thường xuyên nhờ trẻ giúp đỡ. Tuy nhiên, ba mẹ cần linh hoạt và thảo luận không quá nghiêm trọng với trẻ để tránh tạo ra cảm giác lúc nào cũng sợ hãi dù không cần thiết.
5. Diễn tập các tình huống
Ứng dụng thực tế với nhiều tình huống khác nhau với trẻ là một phương thức tạo cho trẻ cơ hội phản ứng với người lạ trong một môi trường mà ba mẹ có thể nắm bắt được tình hình. Ba mẹ hoặc giáo viên có thể nhận vai người lạ thân thiện hoặc nguy hiểm, từ đó cho trẻ thấy đâu là những hành vi phù hợp và hướng dẫn trẻ cách ứng phó, tìm kiếm sự trợ giúp từ những người xung quanh khi trẻ cảm thấy bất an.
Trang bị những kiến thức và kỹ năng để bảo vệ bản thân khỏi những người lạ nguy hiểm chính là mang đến sự an toàn cho trẻ. Ba mẹ hãy dùng những bài học thực tế và những hoạt động thiết thực phù hợp với độ tuổi để hỗ trợ trẻ trong quá trình trẻ phát triển. Từ đó, trẻ trở nên dần độc lập và tự tin hơn trong cuộc sống.
Hệ thống quản lý trường học Tomia - Phần mềm quản lý trường mầm non hàng đầu trong công tác trao đổi thông tin đa chiều giữa nhà trường, giáo viên và phụ huynh; tiết kiệm thời gian và công sức nhờ vào sổ liên lạc điện tử, giáo án chi tiết và cập nhật thông tin nhanh chóng. Liên hệ ngay với Tomia để trải nghiệm nhé!