Cách hỗ trợ trẻ hình thành nên các THÓI QUEN HIỆU QUẢ

Những thói quen giúp trẻ hiểu về thế giới xung quanh. Đối với trẻ nhỏ, rất nhiều thứ trên thế giới còn rất mới mẻ và trẻ vẫn luôn tìm kiếm trật tự cho những điều đang diễn ra hằng ngày xung quanh mình. Trẻ sẽ phải phụ thuộc vào cha mẹ để biết mình cần phải làm gì tiếp theo nếu trẻ không có những thói quen hằng ngày. Nhưng khi những thói quen đã được hình thành, trẻ sẽ biết được những gì cần làm và trẻ sẽ được tận hưởng cảm giác độc lập trong hành động, xây dựng sự tự tin về khả năng điều khiển thế giới của trẻ. Sau đây, hãy cùng Phần mềm quản lý mầm non Tomia tìm hiểu chi tiết những lý do tại sao thói quen rất hữu ích đối với trẻ nhé!

dfđ

Tomia – Hệ thống quản lý trường học – Cách hỗ trợ trẻ hình thành nên các thói quen hiệu quả

CDS

Thói quen hấp dẫn cảm giác về trật tự của trẻ

Trẻ sẽ có một giai đoạn cực kỳ nhạy cảm đối với trật tự xung quanh mình. Điều này có nghĩa là trẻ luôn cố gắng sắp xếp và phân loại những gì trẻ trải nghiệm qua. Vì thế, có một thói quen rõ ràng, nhất quán và có trật tự không chỉ thu hút sự quan tâm của trẻ mà còn giúp trẻ phát triển tốt hơn. 


Thói quen giúp trẻ đoán được những gì sẽ xảy ra tiếp theo

Khi trẻ có thể làm một điều gì đó theo một quy trình, điều đó không chỉ giúp trẻ đoán được những gì sẽ cần phải xảy ra tiếp theo mà còn hỗ trợ trẻ thực hiện các hành động một cách phù hợp. Khả năng hành động độc lập và tự thân làm mọi việc còn hỗ trợ trẻ xây dựng sự tự tin.

– Thói quen giúp trẻ không quên những điều khác

Thói quen giúp cho chúng ta nhớ những việc cần phải làm và nếu không có thói quen, những việc đó có lẽ sẽ bị bỏ qua. Ví dụ, có rất nhiều việc trẻ cần phải làm trước khi đi ngủ như uống sữa, rửa mặt, đánh răng,… nhưng khi thói quen được hình thành, trẻ sẽ không cần phải nghĩ hoặc nhớ quá nhiều về những gì cần làm và trẻ sẽ thực hiện lần lượt các việc theo thói quen của trẻ một cách rất thoải mái.

Thói quen giúp xây dựng nền tảng cho tính logic và toán học

Khả năng quan sát một chuỗi các sự việc xung quanh đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng tính logic và khả năng toán học cho trẻ. Hỗ trợ trẻ có được những thói quen rõ ràng cho các sự việc xung quanh đồng nghĩa với việc cha mẹ đang đặt một nền tảng cho tính logic, khả năng toán học và tính chính xác cho trẻ với một thái độ vui vẻ. 

gfdfs

Những việc cần xây dựng thói quen có thể xuất phát từ những hoạt động hoặc tình huống hằng ngày. Ví dụ như: 


– Thói quen đi ngủ: Đây là khoảng thời gian cả cha mẹ và con trẻ cần chuẩn bị để sẵn sàng đi ngủ. Vì thế, một thói quen đi ngủ vững chắc có thể giúp cuộc sống của cha mẹ và trẻ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

– Thói quen khi ra ngoài: Đây cũng là một thói quen quan trọng cần được hình thành vì có rất nhiều thứ cần phải chuẩn bị trước vào mỗi lần cha mẹ và trẻ cần đi ra bên ngoài.

– Thói quen vệ sinh: Thói quen này hỗ trợ trẻ học cách sử dụng nhà vệ sinh một cách gọn gàng, sạch sẽ và hợp vệ sinh. Hoặc xây dựng một thói quen làm thế nào để trẻ có thể xử lý sau những lần “tai nạn” cũng rất hữu ích đối với trẻ.

– Thói quen ăn tối: Đây là một thói quen của cả gia đình khi có thể cùng nhau ăn tối và trò chuyện. Thói quen này bao gồm cả quá trình chuẩn bị cho bữa ăn và dọn dẹp sau bữa ăn. Xây dựng thói quen này chính là một cách tuyệt vời để bắt đầu cho trẻ tham gia vào các công việc nhà trong gia đình. 

Tomia – Hệ thống quản lý trường học – Cách hỗ trợ trẻ hình thành nên các thói quen hiệu quả

l

Các bước để hình thành những thói quen hằng ngày cho trẻ

1. Lên kế hoạch cho những thói quen

Một số thói quen có thể hình thành tự nhiên, có thể đơn giản hoặc ngắn gọn ví dụ như trẻ tự tắt đèn trước khi ngủ. Nếu đèn vẫn sáng khi trẻ lên giường đi ngủ, cha mẹ sẽ dễ dàng nhận thấy rằng trẻ đang khó chịu vì thói quen hằng ngày của mình bị thay đổi. Vì thế, cha mẹ có thể tận dụng những thói quen nhỏ để hình thành nên các thói quen lớn hơn cho trẻ. Nếu trẻ thích tắt đèn trước khi ngủ, cha mẹ có thể đề nghị trẻ đánh răng trước, sau đó thay đồ ngủ và cuối cùng trẻ có thể tắt đèn phòng ngủ. Khi cha mẹ nhận thấy trẻ đã phát triển được một thói quen, cha mẹ hãy cố gắng cùng trẻ tuân theo thói quen đó trong một thời gian dài vì việc tạo ra một cảm giác về trật tự trong công việc rất quan trọng đối với trẻ dưới 6 tuổi.

xcxvc

Quan trọng hơn hết, cha mẹ cần suy nghĩ thật kỹ và thấu đáo về toàn bộ quá trình, những điều có thể xảy ra ngay từ đầu khi muốn hỗ trợ trẻ thực hiện một thói quen nào đó. Đó có thể là những đồ vật cần thiết cho trẻ, giới hạn thời gian, không gian cần thiết và kết quả thu được cuối cùng là gì cho một thói quen mới. Trẻ mất hàng tuần hoặc thậm chí hàng tháng để cùng cha mẹ tuân thủ theo một thói quen mới trước khi có thể tự mình thực hiện một cách độc lập. Vì thế, càng ít sự thay đổi sẽ càng hỗ trợ trẻ nhiều hơn trong việc nhanh chóng tiếp nhận và thực hiện thói quen mới.

2. Tiến hành thực hiên thói quen

Đây cũng chính là bước khó khăn nhất đối với cha mẹ và hầu hết cha mẹ sẽ dễ dàng thất bại ở bước này. Thực hiện một thói quen cần thời gian, sự tập trung và sự kiên định rất nhiều trong khoảng thời gian đầu. Trẻ càng nhỏ tuổi, cha mẹ càng mất nhiều thời gian và sự nỗ lực hơn nữa để hỗ trợ trẻ. Một số cách sau đây có thể giúp cha mẹ có một khởi sự dễ dàng hơn và tốt đẹp hơn cùng trẻ: 

fdfd

– Cho trẻ nhiều thời gian hơn ở giai đoạn bắt đầu: Khi bắt đầu tập một thói quen mới, trẻ cần quan sát cha mẹ để biết những gì cần làm. Vì thế, cha mẹ cũng cần bỏ nhiều thời gian hơn để thực hiện cho trẻ xem và thử theo cha mẹ. Hơn thế nữa, sẽ đặc biệt cần thêm thời gian khi đó là một nhiệm vụ hoàn toàn mới đối với trẻ.

– Thực hiện theo một trình tự hợp lý: Trẻ thường rất giỏi trong việc tuân thủ mọi việc theo một trình tự nhất định. Trẻ có xu hướng suy nghĩ theo tuần tự từng bước mà không nhìn đến thời gian cần thực hiện. Vậy nên, cha mẹ hãy suy nghĩ về thứ tự thực hiện một thói quen thật kỹ để không phải thay đổi nó liên tục, từ đó trẻ có thể tuân theo mà không phải quan tâm về vấn đề thời gian.

– Trao đổi với trẻ về thói quen mới: Nói chuyện với trẻ giúp trẻ hiểu điều hướng thói quen mới của trẻ. Điều này cũng hỗ trợ trẻ mở rộng vốn từ của trẻ khi trò chuyện với cha mẹ. Kể về những gì cha mẹ đang thực hiện là một cách hữu ích đối với trẻ nhỏ. Đối với trẻ lớn hơn, cha mẹ có thể cùng trẻ tạo ra những cuộc trò chuyện thú vị. 

– Hãy kiên định: Sự kiên định rất quan trọng đối với trẻ khi trẻ bắt đầu một thói quen mới và tìm kiếm thứ tự thực hiện trong thói quen đó. Nếu cha mẹ bắt đầu một thói quen nhưng không kiên định thực hiện thói quen đó, sẽ rất khó cho trẻ và trẻ sẽ phải mất rất nhiều thời gian để tự mình thực hiện. 


3. Duy trì thói quen

Mục tiêu cuối cùng của việc hình thành thói quen cho trẻ là trẻ có được sự độc lập. Một khi thói quen được hình thành, trẻ sẽ tự bắt đầu tuân thủ chúng mà không cần ai hướng dẫn hay nhắc nhở. Khi trẻ đã có một thói quen cố định, cha mẹ có thể dành ra một số ngày đặc biệt để thay đổi nhỏ về quy trình cho trẻ. Ví dụ, cha mẹ có thể bỏ qua một thói quen của trẻ nhân một dịp đặc biệt nào đó, hoặc khiến cho ngày hôm đó khác biệt hơn một chút so với bình thường. Khi trẻ trưởng thành, trẻ có thể tự chủ động thay đổi những thói quen của mình, vì thế miễn là trẻ hoàn thành những việc cần làm, cha mẹ hãy để cho trẻ được độc lập quản lý  thói quen của chính mình mình theo cách riêng của trẻ.

ĐỘI NGŨ CÓ TÂM HUYẾT VỚI GIÁO DỤC MONTESSORI

Phạm Dương Trần

CEO

ThS. Trần Thị Thu Hoà

Cố vấn chuyên môn

Lê Quỳnh Phương​

Cố vấn chuyên môn

Lê Văn Vĩnh Hưng

Giám đốc kinh doanh

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và trải nghiệm miễn phí

Liên Hệ Tư Vấn

Contact Me on Zalo