Bồi dưỡng trẻ thành những người HAY GIÚP ĐỠ


Sau đây, hãy cùng Phần mềm quản lý mầm non Tomia tìm hiểu về bài viết Bồi dưỡng trẻ thành những người hay giúp đỡ nhé!

Một trong những điều tuyệt vời nhất về trẻ vừa chập chững biết đi là cách mà trẻ luôn mong muốn được giúp đỡ người khác. Trẻ háo hức muốn ở gần ba mẹ và tham gia vào những hoạt động hằng ngày của ba mẹ. Những công việc mà ba mẹ cho là việc vặt thì trẻ nhỏ xem đó như là những đóng góp ý nghĩa cho gia đình và cộng đồng.


Sau giai đoạn tập đi thì ba mẹ sẽ thường xuyên nhận ra được sự thay đổi của trẻ. Trẻ dường như trở nên ít có động lực để giúp đỡ hơn và xem việc giúp đỡ nhiều hơn chỉ là một việc vặt. Điều này là một phần tự nhiên của sự phát triển, trẻ độc lập hơn và tập trung vào công việc và trò chơi của riêng trẻ. Trẻ đang khám phá ra trẻ là ai, sở thích của trẻ nằm ở đâu và đây là một điều rất tốt đẹp, điều này cũng có nghĩa là kết thúc sự giúp đỡ.


Vậy làm thế nào để ba mẹ tiếp tục nuôi nấng nguồn động lực này và bồi dưỡng nên những người hay giúp đỡ ngoài những năm trẻ tập đi? Sau đây là một số mẹo giúp cho ba mẹ:


Hỗ trợ trẻ – Trẻ học cách giúp đỡ thông qua sự hỗ trợ của ba mẹ. Khi ba mẹ trả lời yêu cầu sự hỗ trợ của trẻ, trẻ cũng sẽ làm điều tương tự. Thường xuyên hỗ trợ không có nghĩa là làm việc đó hộ trẻ mà là đưa ra lời đề nghị đủ để hỗ trợ trẻ vượt qua những phần khó. 



Làm mẫu – Ba mẹ không chỉ nên nghĩ về cách làm thế nào để ba mẹ đề nghị hỗ trợ trẻ mà còn về cách làm thế nào để ba mẹ đề nghị hỗ trợ bạn bè hoặc cộng đồng. Trẻ nhìn thấy ba mẹ trong vai trò là người hay giúp đỡ càng nhiều thì trẻ sẽ càng muốn trở thành một người hỗ trợ hơn.



Nói về điều đó – “Trong gia đình của mình thì chúng ta cần hỗ trợ lẫn nhau.” Đây là câu nói ba mẹ lặp lại thường xuyên khi ở nhà. Ba mẹ càng lặp lại câu nói này nhiều hơn thì trẻ sẽ càng khắc sâu hơn và cảm thấy tự nhiên hơn khi trở thành một người hay giúp đỡ trong gia đình. Quan trọng hơn là câu nói này nên được nói một cách nhẹ nhàng chứ không phải là ra lệnh.



Biến việc hỗ trợ trở thành một thói quen – Khi ba mẹ biến việc giúp đỡ trở thành một nhịp điệu hằng ngày thì việc đó sẽ trở thành một lẽ tự nhiên. Trong gia đình sẽ có một số công việc nhất định mà trẻ đảm nhiệm hằng ngày như là: cất giày và áo khoác, sắp xếp bàn, cho thú cưng ăn, lau những vết nước bị đổ, thu dọn đồ chơi,… Những công việc này không phải là để trẻ được khen thưởng mà nó như là một phần thói quen của trẻ.



Đề nghị những cơ hội – Đôi khi ba mẹ làm công việc của mình quá nhanh mà quên mất rằng có thể để trẻ tham gia vào việc đó. Ba mẹ hãy làm việc trước mắt trẻ càng nhiều càng tốt để trẻ có cơ hội tham gia và hỗ trợ ba mẹ. Thường thì những công việc mà ba mẹ coi là công việc bình thường lại là việc có thể khiến cho trẻ cảm thấy hài lòng. Có những đồ vật dọn dẹp có kích thước phù hợp với trẻ sẽ làm cho trẻ cảm thấy bản thân trẻ có khả năng đặc biệt.



Đừng gượng ép trẻ – Mời gọi không có nghĩa là chắc chắn trẻ sẽ tham gia. Kể cả khi những công việc này là một phần của thói quen hằng ngày, hằng tuần thì mọi người ai cũng có những ngày nghỉ. Ba mẹ có thể đề nghị trẻ nghỉ ngơi và thường thì ngày hôm sau hoặc vào một lúc nào khác trẻ sẽ lại sẵn sàng hỗ trợ ba mẹ.



Chấp nhận chính sự giúp đỡ của trẻ – Khi trẻ hỗ trợ ba mẹ có thể cảm thấy rằng sự hỗ trợ đó không dẫn tới kết quả mà ba mẹ mong muốn. Những chiếc đĩa có thể sẽ không sạch hoàn toàn hoặc áo quần có thể không được gấp gọn gàng. Khi điều này xảy ra ba mẹ có thể cảm ơn trẻ vì đã giúp đỡ và công nhận công sức mà trẻ đã bỏ ra. Thay vì chữa lỗi sai của trẻ ngay lúc đó ba mẹ có thể làm mẫu cho trẻ vào một thời điểm khác và cố gắng giữ kiên nhẫn vì mọi kỹ năng đều đòi hỏi phải có thời gian.




Cre: montessoriinreallife

Translated by TOMIA – Hệ thống quản lý trường học

Hệ thống quản lý trường học Tomia - Phần mềm quản lý trường mầm non hàng đầu trong công tác trao đổi thông tin đa chiều giữa nhà trường, giáo viên và phụ huynh; tiết kiệm thời gian và công sức nhờ vào sổ liên lạc điện tử, giáo án chi tiết và cập nhật thông tin nhanh chóng. Liên hệ ngay với Tomia để trải nghiệm nhé!

ĐỘI NGŨ CÓ TÂM HUYẾT VỚI GIÁO DỤC MONTESSORI

Phạm Dương Trần

CEO

ThS. Trần Thị Thu Hoà

Cố vấn chuyên môn

Lê Quỳnh Phương​

Cố vấn chuyên môn

Lê Văn Vĩnh Hưng

Giám đốc kinh doanh

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và trải nghiệm miễn phí

Liên Hệ Tư Vấn

Contact Me on Zalo