5 mẹo cho ba mẹ khi TRẺ ĐẶT NHỮNG CÂU HỎI KHÓ


Hãy cùng Phần mềm quản lý mầm non Tomia tìm hiểu về 5 mẹo cho ba mẹ khi trẻ đặt những câu hỏi khó nhé!

Đối với những trẻ lớn, đặc biệt là những trẻ từ 6 tuổi, trẻ bắt đầu tò mò và muốn học hỏi về những sự kiện trong lịch sử hoặc ở hiện tại. Vậy làm thế nào để ba mẹ và những người chăm sóc trẻ trả lời những câu hỏi mà trẻ đặt ra nhất là khi ba mẹ không thể đoán trước được những câu hỏi đó là gì? Làm thế nào để ba mẹ có thể đưa ra câu trả lời mà trẻ cần biết và sau này trẻ sẽ lại tiếp tục tìm đến ba mẹ? Sau đây là 5 mẹo khi ba mẹ phải đối mặt với những tình huống khó nhằn như thế:



1. Đặt câu hỏi cho trẻ và đề nghị trẻ đặt câu hỏi ngược lại


Khi ba mẹ nghĩ về những điều mà mình sắp nói, ba mẹ có thể bắt đầu bằng cách đặt câu hỏi để biết được trẻ đã nghe hoặc biết về chủ đề đó từ đâu. “Con nghe được điều này từ đâu thế?” hoặc là “Con muốn biết thêm về điều gì nào?”



Những câu hỏi này sẽ giúp ba mẹ biết rằng liệu trẻ có nhầm lẫn hoặc đã hiểu sai về chủ đề đó hay không, đặc biệt là nếu như trẻ đang thắc mắc về những điều chỉ được nghe qua các bạn bè khác kể. Đồng thời, đây cũng là một cách hay để ba mẹ chuẩn bị cho câu trả lời của mình với trẻ được kỹ càng hơn.


2. Ba mẹ hãy chú ý đến cảm xúc của riêng mình và những điều gây kích thích đối với ba mẹ



Có nhiều chủ đề phức tạp có thể gây ra những cảm xúc hoặc sự kích thích cho ba mẹ. Trước khi bắt đầu trò chuyện với trẻ, ba mẹ nên nhận thức được rằng liệu ba mẹ có đang tức giận, sợ hãi hay là khó chịu với những điều trẻ đang nói hay không, bởi vì những cảm xúc này có thể ảnh hưởng đến cách mà ba mẹ nói về chủ đề đó. Tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ và chủ đề được đưa ra mà ba mẹ có thể cùng chia sẻ với trẻ những cảm xúc hiện có của ba mẹ, ví dụ như: “Con biết không ba mẹ cảm thấy hơi tức giận và buồn khi nghĩ tới lượng rác thải hiện đang có ở trong đại dương”. Sau đó, ba mẹ hãy quản lý những cảm xúc đó và hỗ trợ trẻ xử lý chính cảm xúc của trẻ về chủ đề ấy. Ba mẹ có thể hướng dẫn trẻ: “Đó là lý do vì sao gia đình chúng ta chỉ mua những vật dụng hoặc bao bì nhất định để biết được rằng chúng ta không góp phần gây ra vấn đề đó”. 


3. Đừng ngại khi phải tạm dừng cuộc trò chuyện



Để chuẩn bị tốt nhất khi nói về một chủ đề với trẻ, đôi khi ba mẹ cần có những cuộc trò chuyện sâu sắc hơn. “Đây là một vấn đề quan trọng trên thế giới và là vấn đề mà người lớn thường không đồng ý với nó. Có một số điều có thể không hoàn toàn phù hợp với độ tuổi của con. Tuy nhiên, ba mẹ muốn nói cho con biết. Chúng ta có thể nói về chủ đề này vào ngày mai khi mà ba mẹ đã nghĩ kỹ hơn về chủ đề này không?”


Tất nhiên, ba mẹ hãy chắc chắn rằng ba mẹ sẽ quay lại với chủ đề đó sớm nhất có thể khi thích hợp và khuyến khích trẻ đặt những câu hỏi khác trong tương lai.


4. Đôi lúc ba mẹ không nên giải thích quá nhiều



Đôi khi trẻ có những câu hỏi rất cụ thể về một chủ đề nhưng lại không quá quan tâm đến cả một câu chuyện lịch sử hoặc chi tiết cụ thể về chủ đề đó. Vì thế, ba mẹ có thể trả lời trẻ và sau đó dừng lại với câu hỏi “Con có câu hỏi nào khác nữa không?”. Điều này giúp ba mẹ trả lời đúng những gì trẻ cần biết và không phải giải thích dư thừa khiến trẻ đôi lúc khó hiểu. Ba mẹ hãy kết thúc cuộc trò chuyện bằng câu nói “Nếu sau này con có nhiều câu hỏi hơn hoặc muốn nói thêm về chủ đề này thì con luôn luôn có thể tới hỏi ba mẹ nhé!”


5. “Không sao cả, ba mẹ yêu con!”



Kể cả khi một chủ đề có vẻ vô thưởng vô phạt đối với ba mẹ nhưng trẻ có thể cảm thấy một chút lo lắng khi nói đến những vấn đề phức tạp hoặc có thể cảm nhận được mức độ nghiêm trọng thông qua những nguồn thông tin khác của trẻ. Việc ba mẹ trấn an trẻ rằng trẻ đang an toàn và trẻ đang được tất cả mọi người thương yêu trước khi kết thúc cuộc trò chuyện là rất quan trọng.




Cre: American Montessori Society

Translated by TOMIA – Hệ thống quản lý trường học

Hệ thống quản lý trường học Tomia - Phần mềm quản lý trường mầm non hàng đầu trong công tác trao đổi thông tin đa chiều giữa nhà trường, giáo viên và phụ huynh; tiết kiệm thời gian và công sức nhờ vào sổ liên lạc điện tử, giáo án chi tiết và cập nhật thông tin nhanh chóng. Liên hệ ngay với Tomia để trải nghiệm nhé!

ĐỘI NGŨ CÓ TÂM HUYẾT VỚI GIÁO DỤC MONTESSORI

Phạm Dương Trần

CEO

ThS. Trần Thị Thu Hoà

Cố vấn chuyên môn

Lê Quỳnh Phương​

Cố vấn chuyên môn

Lê Văn Vĩnh Hưng

Giám đốc kinh doanh

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và trải nghiệm miễn phí

Liên Hệ Tư Vấn

Contact Me on Zalo