Trẻ đã thành thạo bảng chữ cái ABC, trẻ có thể đếm từ 1 đến 20 và trẻ đã nhận diện được màu sắc cũng như hình dáng. Khi trẻ đã đạt được những kỹ năng trên, đây cũng chính là lúc trẻ sẵn sàng cho một kỹ năng mới – kỹ năng đọc. Thay vì chờ đợi đến lúc trẻ vào tiểu học để học đọc, cha mẹ có thể áp dụng 10 cách sau để hỗ trợ trẻ xây dựng những kỹ năng đọc từ sớm, thông qua đó những năm tháng tiểu học của trẻ sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Sau đây, hãy cùng Phần mềm quản lý mầm non Tomia tìm hiểu chi tiết bài viết này nhé!
1. Đọc cùng trẻ
Để hướng dẫn trẻ đọc, cha mẹ cần thường xuyên đọc cho trẻ nghe với tần suất thường xuyên. Hãy xem việc đọc sách cho trẻ như là một công việc hằng ngày của cha mẹ. Đọc sau giờ học của trẻ, đọc trước giờ ăn, hay đọc trước khi đi ngủ, bất kể thời gian nào mà cha mẹ có thể cùng trẻ thực hiện điều này. Đặc biệt, để truyền cảm hứng đọc trẻ, cha mẹ hãy để trẻ tự chọn những gì mà trẻ muốn đọc. Để trẻ chọn sách hoặc đưa trẻ đến nhà sách để chọn những quyển sách mà trẻ muốn.
Để giới thiệu cho trẻ về việc đọc sách, hãy chọn những cuốn sách có từ và cụm từ ngắn, đơn giản và cỡ chữ lớn để trẻ dễ nhìn thấy. Trong quá trình đọc, cha mẹ hãy chỉ tay dưới từng từ để trẻ có thể đọc cùng. Hãy chia nhỏ các từ ngắn thành nhiều âm tiết và phát âm chúng cùng với con. Những kỹ năng đọc sơ bộ trong thời gian đọc sách thường xuyên hỗ trợ trẻ làm quen với các khái niệm đọc cơ bản. 1
2. Chơi với các chữ cái
Làm cho các chữ cái trở nên thú vị để nâng cao khả năng nhận dạng chữ cái của trẻ. Viết chữ cũng rất hiệu quả và cần thiết trong việc rèn luyện kỹ năng đọc từ sớm, thế nhưng cha mẹ hãy sáng tạo hơn cho loại hoạt động truyền thống này. Ví dụ như, đổ một lớp cát vào một cái thùng và để trẻ viết chữ lên đó bằng đầu ngón tay của trẻ. Điều này sẽ củng cố khả năng nhận dạng chữ cái trong khi trẻ đang vui chơi.
3. Đọc những từ hay bắt gặp thường ngày
Hướng dẫn trẻ cách đọc những mà trẻ nhìn thấy thường ngày. Ví dụ, hãy tận dụng khoảng thời gian khi cha mẹ lái xe để đọc cho trẻ nghe những từ mà trẻ bắt gặp trên đoạn đường đi. Hỏi trẻ từ đó bắt đầu với chữ cái gì hoặc cùng trẻ phát âm các từ đó.
Hỗ trợ trẻ chia nhỏ những từ dài thành những âm tiết nhỏ để giúp trẻ hiểu được những khái niệm cơ bản về ngữ âm. Tiếp đó, cha mẹ hãy chọn những từ đa âm tiết mà trẻ thường gặp trong sách và vỗ tay theo mỗi âm tiết để chia nhỏ chúng, sau đó ghép các âm tiết lại thành từ. Cha mẹ có thể phối hợp với nhạc cụ hoặc âm nhạc để hoạt động này thu hút trẻ hơn.
5. Tìm kiếm các trò chơi về kỹ năng đọc trên máy tính
Cha mẹ có thể tìm thấy các trang mạng hỗ trợ kỹ năng đọc cho trẻ khám phá hoặc các trang có sách mà trẻ có thể đọc bằng máy tính.
6. Tập viết
Đọc và viết luôn đi đôi với nhau. Khi trẻ phát triển kỹ năng viết đồng nghĩa với việc trẻ cũng đang xây dựng kỹ năng ngôn ngữ và kỹ năng đọc trong quá trình đó. Trẻ có thể viết chữ cái, làm các đồ thủ công liên quan đến chữ cái hoặc tập viết tên của mình và các từ khác mà trẻ biết để xây dựng kỹ năng viết.
7. Chơi trò đoán từ
Chọn một số sách có hình và đoạn văn ngắn, được minh họa rõ ràng và kích cỡ từ lớn. Sau đó, hãy đọc cho trẻ nghe và để trẻ đọc những từ còn thiếu mà cha mẹ chừa trống cho trẻ. Những kỹ năng đọc sơ khởi này hỗ trợ xây dựng sự tự tin của trẻ, vì vậy hãy chọn các từ có hai đến bốn chữ cho trẻ phát âm. Khi kỹ năng của trẻ được phát triển, trẻ có thể sử dụng các gợi ý về ngữ cảnh và kỹ năng ngữ âm để phát âm các từ dài hơn trong sách.
8. Thêm một vài bài thơ vào quá trình tập luyện
Những từ có vần điệu cũng là một cách tốt cho cha mẹ khi bắt đầu hướng dẫn trẻ những kỹ năng đọc. Trẻ sẽ thích những mẫu đọc có vần và trẻ sẽ mau chóng nhận biết những từ có cùng vần với nhau. Từ đó, khi trẻ nhìn thấy từ trên giấy, trẻ có thể tìm ra điểm chung giữa các từ và phát âm được những từ đó.
9. Hướng dẫn trẻ thay đổi một ký tự để tạo thành một từ mới
Cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ cách tạo thành từ mới mà chỉ cần thay đổi một ký tự trong từ đó. Ví dụ, hướng dẫn trẻ làm thế nào để từ “tay” thành “hay”, “may”, hoặc “cay” và nhiều từ hơn nữa chỉ với cách đơn giản là thay đổi ký tự đầu tiên.
10. Tập đọc với những từ quen thuộc
Khi trẻ đã nắm vững và quen thuộc với những cách trên, cha mẹ hãy cùng trẻ bắt đầu với những từ quen thuộc để chuẩn bị cho chặng đường mẫu giáo sắp tới. Cha mẹ có thể sử dụng những thẻ ghi nhớ, hoặc viết lên bảng những từ quen thuộc để trẻ tập nhẩm theo những từ đó liên tục, từ đó ghi nhớ từ.
Rất nhiều kỹ năng trẻ có thể xây dựng trước để tạo nên một nền tảng vững chắc cho kỹ năng đọc. Trẻ học cách nhận diện từ, viết các ký tự hoặc tìm kiếm sự tương đồng giữa các từ, vần điệu đều là những cách hỗ trợ trẻ nhanh chóng xây dựng những kỹ năng cần cho việc đọc. Vậy nên, những cách trên chính là những trợ thủ đắc lực giúp cha mẹ góp phần vào việc hỗ trợ trẻ hình thành khả năng cần thiết này.
Cre: sunshineteacherstraining Translated by TOMIA – Hệ thống quản lý trường học