Hướng dẫn dành cho cha mẹ và trẻ trong việc QUAN TÂM ĐẾN CẢM XÚC RIÊNG của bản thân mình


Xoay sở và giải quyết những cảm xúc riêng của bản thân là việc rất khó, quan tâm đến cảm xúc biến động của trẻ lại càng khó và phức tạp hơn. Nhà tâm lý học Lawrence Cohen đã chia sẻ một số cách hữu ích trong việc dành sự quan tâm đến những cảm xúc của cả cha mẹ và trẻ. Sau đây, hãy cùng Phần mềm quản lý mầm non Tomia tìm hiểu chi tiết bài viết nhé!


– 10 cách giúp cha mẹ quan tâm đến cảm xúc của mình:


1. Luyện tập biểu lộ cảm một cách rõ ràng, vui nhộn thậm chí đôi lúc hơi ngớ ngẩn như: cười thật to, khóc, la lớn, dậm chân,…


2. Cha mẹ hãy thử tạo một biểu đồ Ký Ức Cảm Xúc của gia đình để ghi chú lại sự thay đổi về mặt cảm xúc cũng như cách biểu lộ cảm xúc của từng thành viên trong gia đình trong quá trình phát triển theo thời gian. 


3. Vẽ một bản đồ về khu vực an toàn cảm xúc của bản thân. Cha mẹ hãy vẽ 3 vòng tròn xếp chồng lên nhau từ bé đến lớn. Sau đó, liệt kê những cảm xúc mà cha mẹ hoàn toàn thoải mái với chúng vào vòng tròn bên trong cùng. Tiếp theo, cha mẹ hãy liệt kê những cảm xúc mà cha mẹ cảm thấy ít thoải mái hơn vào vòng tròn tiếp theo. Cuối cùng, những cảm xúc gây khó chịu, cha mẹ hãy liệt kê ở vòng tròn ngoài cùng hoặc thậm chí là vượt ra khỏi vòng tròn đó.


4. Chia sẻ cảm nghĩ của mình về những cảm xúc có được với chính những cảm xúc đó. Ví dụ, cha mẹ có thể nói: “Xin chào nỗi buồn! Bạn là mình thấy uể oải và vô dụng quá.” Đây là một cách để cha mẹ giải tỏa cảm xúc hiệu quả cũng như cảm thấy thoải mái hơn.


5. Tự hỏi cảm xúc của chính mình liệu những cảm xúc ấy có điều gì muốn nói hay không. 


6. Cha mẹ hãy thử tiến lại gần một bước với những cảm xúc mà bản thân thường đẩy lùi và chối bỏ. 


7. Khám phá những cảm xúc của bản thân trong trạng thái hoàn toàn ý thức và nhận thức. Nói cách khác, cha mẹ hãy dành thời gian và sự chú ý đến những cảm xúc mà mình có được bằng cả cơ thể, cả suy nghĩ và cả tâm trí.


8. Làm dịu lại những cảm xúc hỗn loạn và bất thường của bản thân mình. Điều này không đồng nghĩa với việc đẩy lùi và né tránh những cảm xúc này, nhưng hãy làm dịu lại những cảm xúc khó chịu ấy để chúng dần mất đi. 


9. Giải phóng những cảm xúc của bản thân. 


10. Hạ những cảm xúc mãnh liệt xuống một mức mà bản thân có thể dễ dàng kiểm soát, giảm bớt hoặc có thể thả lỏng được. Cha mẹ có thể giải tỏa hoặc làm dịu những cảm xúc ấy bằng những cách như tắm nước lạnh, tập thể dục, chơi thể thao hoặc chạy bộ.




– 8 cách giúp cha mẹ quan tâm đến cảm xúc của trẻ:


1. Cha mẹ ngoài quan tâm đến cảm xúc của mình cũng có thể quan tâm đến cảm xúc của trẻ thay vì phớt lờ đi, kiểm soát cảm xúc của trẻ hoặc cố gắng thay đổi những cảm xúc ấy từ trẻ một cách vô vọng. Sau đây là 8 cách hỗ trợ cha mẹ quan tâm đến cảm xúc của trẻ nhiều hơn:Vẽ một bản đồ về khu vực an toàn cảm xúc cho trẻ giống như của cha mẹ. Cha mẹ hãy hỗ trợ con vẽ 3 vòng tròn xếp chồng lên nhau từ bé đến lớn. Sau đó, liệt kê những cảm xúc mà trẻ hoàn toàn thoải mái vào vòng tròn bên trong cùng. Vòng tròn tiếp theo, hãy liệt kê những cảm xúc làm trẻ cảm thấy ít thoải mái hơn. Cuối cùng, những cảm xúc gây khó chịu, hãy để trẻ liệt kê ở vòng tròn ngoài cùng hoặc thậm chí là vượt ra khỏi vòng tròn đó


2. Quan sát những cảm xúc của trẻ thông qua nét mặt trẻ


3. Cho trẻ thấy rằng cha mẹ luôn nhận biết được cảm xúc của trẻ bằng cách phản hồi lại những cảm xúc ấy. Ví dụ, cha mẹ có thể nói với trẻ rằng: “Cha/mẹ thấy con đang rất buồn”, “Con đang rất tức giận đúng không?”, hoặc “Ôi! Trông con có vẻ đang rất sợ hãi.”


4. Cha mẹ hãy mở lòng với những cảm xúc của trẻ. Đừng chỉ đơn thuần nhận ra cảm xúc của trẻ, cha mẹ hãy bước thêm một bước nữa đến gần với trẻ hơn bằng cách chấp nhận những cảm xúc ấy, thậm chí là chào đón các cảm xúc của trẻ. Chẳng hạn như, cha mẹ có thể nói với trẻ: “Hãy kể cho cha/mẹ về cảm xúc buồn bã của con nhé!”


5. Chứng tỏ rằng trái tim của cha mẹ đang rộng mở với trẻ bằng cách bỏ điện thoại hoặc các thiết bị gây phân tâm xuống để đồng hành cùng trẻ


6. Dành đủ thời gian cho các cảm xúc của trẻ


7. Hãy để những cảm xúc của trẻ có một không gian riêng mà trẻ cần. Ví dụ như một không gian mà trẻ hoàn toàn thoải mái và cảm thấy tự do lui tới mỗi khi trẻ có những cảm xúc mạnh. Không gian này không chỉ hỗ trợ trẻ cảm thấy thoải mái mà còn giúp cha mẹ dễ dàng lắng nghe trẻ nhiều hơn mà không cảm thấy khó chịu với những gì mà trẻ bộc lộ


8. Cha mẹ hãy nói ít lại để lắng nghe trẻ được nhiều hơn




Cre: The Parent Website 

Translated by TOMIA – Hệ thống quản lý trường học




ĐỘI NGŨ CÓ TÂM HUYẾT VỚI GIÁO DỤC MONTESSORI

Phạm Dương Trần

CEO

ThS. Trần Thị Thu Hoà

Cố vấn chuyên môn

Lê Quỳnh Phương​

Cố vấn chuyên môn

Lê Văn Vĩnh Hưng

Giám đốc kinh doanh

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và trải nghiệm miễn phí

Liên Hệ Tư Vấn

Contact Me on Zalo