Làm thế nào để đương đầu với những CƠN BÃO CẢM XÚC của trẻ?



La hét, giậm chân, khóc nấc lên và nổi cơn thịnh nộ là những điều mà không phải phụ huynh nào cũng thích ở con trẻ. Tuy nhiên, những điều đó chính là một phần trong quá trình nuôi dạy trẻ. Vậy làm thế nào để cha mẹ quản lý những cảm xúc dữ dội của trẻ? Cùng Phần mềm quản lý mầm non Tomia tìm hiểu chi tiết bên dưới nhé!


 

Tomia – Hệ thống quản lý trường học – Làm thế nào để đương đầu với những cơn bão cảm xúc của trẻ?

1. Cha mẹ hãy nhớ vai trò của mình là một người hướng dẫn và hình mẫu cho trẻ


Những cảm xúc tiêu cực và mạnh mẽ được bùng nổ ở trẻ là một thử thách cũng như đau đớn đối với cha mẹ. Cha mẹ cứ nghĩ rằng nếu bản thân mình làm tốt việc nuôi dạy và chăm sóc trẻ, thì trẻ sẽ được hạnh phúc và sẽ không khóc, không tức giận và không sợ hãi. Tuy nhiên, những cảm xúc này là một trải nghiệm không thể tránh khỏi đối với bất kỳ một ai. Cha mẹ không thể né tránh cảm xúc tiêu cực và trẻ cũng như thế. Trong thực tế, học cách để quản lý, xử lý và vượt qua những cảm xúc đó là một phần quan trọng trong tuổi thơ của trẻ. 


Khả năng tự thấu hiểu và kiểm soát cảm xúc của chính mình là một khả năng có thể giúp cha mẹ trong việc đối diện với những cảm xúc của trẻ vì trẻ thường đổ dồn những cơn tức giận của mình vào người lớn.


Luyện tập thói quen quan sát cũng là một công cụ hữu ích với bậc cha mẹ. Cha mẹ nên quan sát chuyên tâm và yên lặng trước khi hành động trong một tình huống bùng nổ của trẻ vì điều này sẽ giúp cha mẹ đóng vai trò như một trợ lý vững chắc và bình tĩnh, giúp trẻ vượt qua được cơn bão cảm xúc của riêng mình.


Cha mẹ cũng hãy tự nhắc nhở chính mình rằng cha mẹ chính là hình mẫu trong mắt con trẻ, là một ví dụ về con người mà trẻ đang xây dựng cho chính mình. Điều này bao gồm cả cách cha mẹ bộc lộ và đối diện với những cảm xúc tiêu cực của bản thân. Vì thế, điều đầu tiên cha mẹ cần làm là thành thật nhìn nhận bản thân mình để thấy được những gì mình đang thể hiện cho trẻ noi theo khi cha mẹ thể hiện cảm xúc. Điều này cũng có nghĩa là cha mẹ hãy thừa nhận và nhận lỗi với trẻ nếu cha mẹ đã hành động không đúng trong cơn giận dữ, từ đó chuyển đổi lỗi sai của cha mẹ thành một bài học có giá trị trong mắt trẻ về việc phạm lỗi và biết sửa lỗi.

2. Chấp nhận và tôn trọng toàn bộ những gì thuộc về trẻ


Sự tôn trọng và chấp nhận đối với trẻ nghĩa là thừa nhận hoàn toàn và tôn trọng tất cả những cảm nhận, cảm xúc của trẻ kể cả những cảm xúc được cho là tiêu cực. Sự chấp nhận và tôn trọng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ trẻ học hỏi và tiếp thu một điều rằng: những cảm xúc bên trong của trẻ là không thể thay đổi và độc lập với mọi tình huống. Cha mẹ cũng cần hỗ trợ trẻ hiểu rằng trẻ có giá trị vốn có của riêng mình và xứng đáng với sự yêu thương và hạnh phúc.


Sự thất vọng, tức giận, đau đớn, tang thương và sợ hãi là những cảm xúc có vai trò trong việc phục vụ và bảo vệ con người. Các cảm xúc ấy đều là cảm xúc tự nhiên và không thể bị chối bỏ hoặc xóa bỏ, trái lại cha mẹ có thể gây ra nhiều tổn hại lên trẻ khi nỗ lực xóa đi những cảm xúc ấy. Bước đầu tiên để trẻ vượt qua những cảm xúc này là trẻ cần hiểu được những gì trẻ đang cảm nhận. Sau đó, cha mẹ hãy thiết lập cho trẻ một “hộp công cụ” chứa những hành động mà trẻ có thể dùng để giải quyết cảm xúc của mình từ việc gọi tên cảm xúc đến việc có được cách giải quyết cảm xúc ấy. 


Cha mẹ hoặc người coi sóc trẻ phải đặt ra một sự phân biệt rõ ràng giữa cảm xúc tiêu cực và hành động tiêu cực. Ví dụ như, cảm thấy sợ hãi hoặc giận dữ sẽ hoàn toàn được chấp nhận, nhưng đập phá đồ đạc hoặc làm đau người khác thì hoàn toàn không. Một số cách bộc lộ cảm xúc có thể được chấp nhận tùy thuộc vào hoàn cảnh và môi trường ví dụ như hét to hoặc giậm chân. Cha mẹ thường mắc phải sai lầm khi không chấp nhận những cảm xúc tiêu cực của trẻ hoặc cấm trẻ thể hiện cảm xúc nhưng cha mẹ lại không hướng dẫn trẻ một cách nào khác để xử lý những cảm xúc ấy. Những cơn thịnh nộ hoặc sự bùng nổ của trẻ chẳng có mục đích nào khác ngoài việc giao tiếp. Nói cách khác, bùng nổ cảm xúc là cách tốt nhất mà trẻ có thể làm để bộc lộ những gì muốn nói dù cho đó là một cách cồng kềnh và không hiệu quả. 

3. Hỗ trợ trẻ phát triển về mặt cảm xúc và xã hội bằng sự lịch sự và nhã nhặn


Một sự bùng nổ cảm xúc ở trẻ diễn ra khi trẻ cảm thấy trẻ phải chiến đấu với một mối đe dọa đến mình dù cho mối đe dọa đó là thật hay chỉ là cảm giác. Điều đầu tiên trẻ cần là sự đảm bảo an toàn về mặt thể chất, tinh thần cũng như cảm xúc cho trẻ. Sự bảo đảm này có thể là một cái ôm hoặc cha mẹ có thể ở kề cạnh trẻ. Đối với một số trẻ lớn hơn, đó có thể là một cuộc trò chuyện và sự yêu thương, hỗ trợ trẻ cho dù có chuyện gì xảy ra.


Hiểu rõ những nỗi bất an và xung đột của trẻ trong từng giai đoạn phát triển giúp cha mẹ trong việc phản ứng lại và hỗ trợ trẻ một cách thật hiệu quả. Những nhu cầu của trẻ trong mỗi giai đoạn phát triển như sau: nhu cầu khám phá và an toàn trong những năm đầu đời, nhu cầu về mặt trật tự/thứ tự và phân loại trong những năm tiểu học, niềm đam mê cho sự công bằng và công lý trong xã hội cho giai đoạn tiếp theo, và cuối cùng là sự tìm kiếm bản sắc bản thân trong độ tuổi vị thành niên, đây cũng là độ tuổi khao khát được an toàn như những năm tháng đầu đời khi vừa chập chững biết đi. 


Chỉ khi trẻ được an ủi và có cảm giác an toàn thì cha mẹ mới có thể kích hoạt khả năng suy nghĩ và giải quyết vấn đề của trẻ. Điều quan trọng là cha mẹ chỉ có thể làm điều này sau khi cơn bão cảm xúc của trẻ đã đi qua.  

Tomia – Hệ thống quản lý trường học – Làm thế nào để đương đầu với những cơn bão cảm xúc của trẻ?

MỘT LƯU Ý CHO SỰ THOẢI MÁI VỀ MẶT THỂ CHẤT


Con người là một tổng thể tích hợp của tâm lý và vật lý. Điều này đúng đối với người lớn nhưng lại càng đúng hơn đối với trẻ nhỏ. Do đó, khi cha mẹ phản ứng lại với trẻ bùng nổ cảm xúc, hãy xem xét và cố gắng hiểu về tình trạng thể chất lúc đó của trẻ. Ít nhất trẻ cũng sẽ cảm nhận được rằng trẻ được cha mẹ yêu thương và chăm sóc





Cre: Montessoriparenting

Translated by TOMIA – Hệ thống quản lý trường học

ĐỘI NGŨ CÓ TÂM HUYẾT VỚI GIÁO DỤC MONTESSORI

Phạm Dương Trần

CEO

ThS. Trần Thị Thu Hoà

Cố vấn chuyên môn

Lê Quỳnh Phương​

Cố vấn chuyên môn

Lê Văn Vĩnh Hưng

Giám đốc kinh doanh

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và trải nghiệm miễn phí

Liên Hệ Tư Vấn

Contact Me on Zalo