Thể hiện sự tôn trọng với trẻ chính là cách hiệu quả nhất trong việc giáo dục trẻ biết tôn trọng người khác. Cha mẹ thực hiện việc này với trẻ mỗi ngày chính là cách tốt nhất để trẻ tiếp thu. Sau đây, hãy cùng Phần mềm quản lý mầm non Tomia tìm hiểu chi tiết bài viết này nhé!
1. Đôi tay mềm mại – những cử chỉ thường ngày của cha mẹ đối với trẻ đóng vai trò rất lớn trong việc thể hiện sự tôn trọng, từ đó hình thành nên bài học tôn trọng người khác cho trẻ. Cha mẹ hãy sử dụng những cử chỉ thật mềm mại khi cư xử với trẻ trong cách giao tiếp với trẻ hằng ngày như: cách cha mẹ nắm lấy trẻ, cách đưa đồ dùng,…
2. Lắng nghe trẻ – cha mẹ hãy dừng lại và thật sự lắng nghe những lời trẻ nói, biểu cảm của trẻ, cử chỉ và cả gương mặt của trẻ.
3. Sử dụng những từ ngữ đẹp đẽ – thậm chí khi cha mẹ đặt ra những giới hạn cho trẻ, cha mẹ vẫn nên sử dụng những từ ngữ thật đẹp trong câu từ để thể hiện sự tôn trọng trẻ.
4. Tránh xem trẻ như một đứa trẻ khi nói chuyện – cha mẹ hãy giao tiếp với trẻ như cách cha mẹ nói chuyện với một người trưởng thành.
5. Cho trẻ biết cha mẹ đánh giá cao việc làm của trẻ vì điều gì – thay vì chỉ đưa ra những lời khen chung chung và quen thuộc trống rỗng như “Con làm tốt lắm!”, cha mẹ hãy thử cụ thể hơn như “Con đã đặt tất cả các khối đồ chơi lại giỏ cho người chơi tiếp theo rồi!”
6. Cho trẻ thời gian (nhiều nhất có thể so với cha mẹ) – cho trẻ thời gian để trẻ bắt đầu di chuyển, thời gian để trẻ giao tiếp, thời gian để trẻ đi bộ với tốc độ của chúng.
7. Bao gồm trẻ trong cuộc sống thường ngày của cha mẹ – cho trẻ được giúp đỡ, góp phần trong cuộc sống hằng ngày cũng như được tham gia vào những cuộc đối thoại thường ngày của gia đình và tự đưa ra những lựa chọn phù hợp với lứa tuổi của trẻ.
8. Tìm cách hợp tác với trẻ – “Con có thể giúp mẹ mang chiếc hộp này vào trong không?” thay vì dọa nạt hoặc đe dọa trẻ, bắt trẻ phải thực hiện như: “Nếu con không mang chiếc hộp này vào trong thì mẹ sẽ không cho con xem hoạt hình.”
9. Nhìn vào mắt trẻ và chấp nhận trẻ vì trẻ là chính mình – Cha mẹ có thể dạy cho trẻ những kỹ năng nhưng việc thay đổi trẻ không phải là việc của cha mẹ vì thế cha mẹ hãy chấp nhận trẻ vì trẻ luôn là chính mình.
10. Để trẻ thấy rằng bản thân trẻ có khả năng – thiết lập ra những điều giúp trẻ có được sự thành công và cung cấp cho trẻ những cơ hội học tập để trẻ có thể tự mình nắm bắt và tiến bộ.
11. Là ví dụ về tính trung thực – cha mẹ hãy là một ví dụ về tính trung thực cho trẻ thậm chí đôi lúc tình huống khá ngượng ngùng, tuy nhiên sự dễ tổn thương của cha mẹ vào những lúc đó sẽ cho trẻ thấy rằng cha mẹ tin tưởng và chúng và từ đó trẻ sẽ thật thà và tin tưởng cha mẹ. Điều này cũng đồng nghĩa với việc khi cha mẹ làm sai, hãy nhận lỗi của bản thân thay vì đổ lỗi cho ai khác.
Translated by TOMIA – Hệ thống quản lý trường học
Cre: The Montessori Notebook