Trẻ vừa chập chững biết đi thường có chính kiến riêng rất mạnh mẽ. Trẻ chạy đi hướng khác khi cha mẹ muốn giúp chúng thay quần áo. Trẻ thích thú với việc thả rơi hoặc ném đồ đạc và cũng không lắng nghe người khác. Trẻ bỏ ngoài tai tất cả lời nói của người lớn khi chúng đang bận rộn tìm hiểu những thứ mới mẻ xung quanh. Vậy đâu là lý do khiến việc chăm sóc trẻ vừa chập chững tập đi lại khó khăn đến thế? Hãy cùng Phần mềm quản lý mầm non Tomia tìm hiểu chi tiết bên dưới nhé!
– Cha mẹ phải là Vùng Vỏ Não Trước Trán của trẻ
Vùng não trước trán là một khu vực có tầm quan trọng lớn trong việc kiểm soát hành vi, tính cách và thậm chí khả năng nhận thức. Giữ cho trẻ an toàn luôn là nhiệm vụ hàng đầu của cha mẹ.Tuy nhiên, làm thế nào để hỗ trợ trẻ mà không tước đi quyền quyết định và khả năng giải quyết vấn đề của trẻ? Liệu trẻ có thể giải quyết vấn đề một cách độc lập và không cần quá nhiều sự giúp đỡ từ cha mẹ hay không?
– Một đứa trẻ vừa mới biết đi phụ thuộc vào cha mẹ
Cha mẹ phải trải qua quá trình chăm sóc con cái gần như 24/7 trước khi trẻ đạt đến giai đoạn không cần cha mẹ hỗ trợ và chăm sóc hằng ngày. Nếu không có một mạng lưới hỗ trợ, đây chắc hẳn là một nhiệm vụ không hề đơn giản khi nuôi dạy trẻ.
– Trẻ thường muốn tự lập
Trong 6 năm đầu đời, trẻ có xu hướng dần trở nên độc lập với cha mẹ. Trẻ muốn tự mình làm mọi việc và tự xây dựng các kỹ năng cần có để thành công. Điều này sẽ trở thành một trận chiến đối với cha mẹ vì họ vừa phải để mắt đến trẻ, đồng thời phải để trẻ cảm nhận được bản thân mình là những cá thể độc lập và đầy đủ khả năng giải quyết tình huống.
– Chăm sóc trẻ cả ngày có thể là một “công việc” không mấy có lợi
Phải mất nhiều năm để cha mẹ có thể thấy được trái ngọt của mình trong việc nuôi dạy trẻ. Sự kiên nhẫn của cha mẹ khi dành nhiều thời gian ngồi lại với con lúc con đang cảm thấy sụp đổ sẽ được đền bù qua việc trẻ chạy đến để tìm sự giúp đỡ hoặc ủi an trong nhiều năm sau đó. Tuy nhiên, bản thân cha mẹ có thể phải vật lộn trong công việc và không nhận được bất kỳ sự phản hồi tích cực nào nữa. Vậy chúng ta cần tự hỏi chính mình: lựa chọn công việc hay chỉ nhận được những phàn nàn từ con?
– Cha mẹ dễ dàng tự trách mình hoặc cảm thấy tội lỗi vì nghĩ bản thân chưa làm hết sức khi trẻ cư xử không đúng mực
Thay vì nhìn nhận rằng trẻ đang gặp khó khăn trong cách hành xử như đánh bạn, làm đau người khác thì cha mẹ thường tự trách bản thân một cách vô điều kiện. Xã hội phát triển, công nghệ tiến bộ, đôi lúc cha mẹ cần nghe những cuộc điện thoại quan trọng, trả lời những email khẩn cấp từ khách hàng. Nhưng trên hết, con cần cha mẹ. Vậy nên, cha mẹ sẽ cảm thấy ray rứt vì nghĩ rằng bản thân mình làm chưa đủ tốt.
– Cha mẹ không muốn con cảm thấy tổn thương
Đôi lúc cha mẹ vượt qua những giới hạn và tính nhất quán trong giáo dục chỉ vì không muốn con trẻ cảm thấy buồn bã và ghét mình. Nếu cha mẹ là người kiểm soát quá nhiều, trẻ sẽ là người chịu đựng và ngược lại. Phương pháp Montessori sẽ giúp cha mẹ giải quyết được vấn đề này.
– Cha mẹ tự so sánh mình với những phụ huynh khác
Chính những lý do trên đã khiến việc chăm sóc cho trẻ vừa chập chững biết đi trở nên rất khó, vậy đâu là cách để hỗ trợ trẻ trong giai đoạn này?
– Đừng xem việc chăm sóc trẻ là việc của một cá nhân
Cha mẹ cần cảm thấy vinh hạnh khi trẻ luôn không ngừng thử thách giới hạn của mình vì khi đó trẻ tin rằng cha mẹ vẫn tiếp tục yêu thương trẻ sau tất cả. “Thật khó để chứng kiến con có một khoảng thời gian khó khăn, và cha mẹ luôn ở đây nếu con cần giúp đỡ.” Tư tưởng này sẽ giúp cha mẹ trở thành một chỗ dựa vững chãi cho trẻ để hỗ trợ trẻ. Phân biệt được đâu là vấn đề của trẻ và đâu là vấn đề của cha mẹ. Từ đó lựa chọn phản hồi trẻ thay vì chỉ phản ứng lại.
– Tạo ra một khoảng không gian ‘YES’ cho trẻ
Thay vì cấm trẻ đụng vào những đồ vật không được phép trong nhà, tại sao cha mẹ không tạo ra một khoảng không gian mà ở đó trẻ có thể thỏa thích khám phá một cách tự do nhưng vẫn luôn an toàn? Cha mẹ có thể sắp xếp một nơi lý tưởng cho trẻ, từ đó trẻ có thể được tự mình trải nghiệm. Điều này hỗ trợ trẻ phát triển một cách hoàn toàn tự nhiên và tự lập, đồng thời đáp ứng sự tò mò của trẻ.
– Cha mẹ cần hiểu rằng trẻ vừa chập chững rất nhạy cảm đối với trật tự
Trẻ thích mọi thứ được bắt đầu và kết thúc theo cùng một cách thức hoặc trở thành thói quen hằng ngày của trẻ. Ví dụ như trẻ muốn dùng cùng một chiếc muỗng cho bữa sáng. Hiểu và thực hiện điều này giúp việc chăm sóc trẻ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
– Hãy xem trẻ là duy nhất và độc nhất hay nói cách khác là dõi theo quá trình phát triển riêng của trẻ
Điều này giúp cha mẹ ngừng so sánh chính mình với người khác và dừng định nghĩa thế nào là “bình thường” đối với con mình. Thay vào đó, cha mẹ hoàn toàn có thể chứng kiến trẻ phát triển theo cách riêng biệt, tốc độ riêng, sở thích riêng của trẻ và chỉ hỗ trợ khi trẻ thật sự gặp khó khăn.
– Cha mẹ cần chăm lo cho chính bản thân mình
Rất khó để chăm sóc trẻ thật tốt nếu cha mẹ không có một sức khỏe ổn định. Vì thế, cha mẹ đừng cảm thấy có lỗi với trẻ vì dành thời gian để lo cho sức khỏe của mình.
– Để trẻ tham gia vào cuộc sống hằng ngày của cha mẹ
Thay vì bật tivi vì nghĩ rằng trẻ cần phải giải trí lúc cha mẹ làm công việc nhà, hãy để trẻ tham gia vào những quá trình đó vì trẻ thích được đóng góp và là một phần trong những hoạt động thực tiễn hằng ngày.
– Nuôi dạy trẻ là một quá trình dài không phải chỉ là việc sửa chữa nhất thời
Phương pháp giáo dục Montessori luôn cho rằng những gì mãi đến sau này trẻ thể hiện chính là kết quả của quá trình hỗ trợ trẻ từ khi vừa chập chững. Vì thế, thay vì cho trẻ một phần thưởng vì đã làm tốt, thì việc trẻ tự công nhận nỗ lực của chính mình mới là điều Montessori hướng đến trước tiên. Thay vì cứ cho trẻ thêm thời gian, Montessori hỗ trợ trẻ học cách giữ bình tĩnh và sửa đổi để trở nên tốt hơn.
Translated by TOMIA – Hệ thống quản lý trường học
Cre: The Montessori Notebook