9 cách kích hoạt TRÍ THÔNG MINH SỚM cho trẻ


9 cách kích hoạt TRÍ THÔNG MINH SỚM cho trẻ

Theo thuyết Trí thông minh đa diện, mỗi trẻ sinh ra không chỉ sở hữu một mà có thể nhiều loại hình trí thông minh khác nhau. Ở nửa đầu thế kỷ XX, Ivan Petrovich Pavlop (1849-1936), nhà tâm lý – sinh học nổi tiếng người Nga, người được giải Nobel, đã chỉ ra rằng “95% tiềm năng phát triển của con người tập trung trong giai đoạn từ 0-5 tuổi, chỉ có 5% sẽ được phát triển trong suốt thời gian còn lại của cuộc đời”.

Dưới đây là một số gợi ý giúp ba mẹ có thể kích hoạt trí thông minh ở trẻ:

1. Trò chuyện mọi lúc mọi nơi

Ba mẹ có thể cảm thấy ngớ ngẩn khi “độc thoại” với trẻ khi trẻ chưa thể đáp lại bằng tiếng nói còn ba mẹ thì cứ rôm rả trò chuyện một mình. Nhưng đừng vội buồn hay ngại bởi vì ba mẹ càng nói chuyện nhiều với trẻ thì vốn từ vựng của trẻ càng được mở rộng hơn. Nhờ đó, khả năng giao tiếp cũng phát triển tốt và phong phú hơn. Vì vậy, ba mẹ hãy tranh thủ trò chuyện với trẻ bất kỳ khi nào có thể nhé.

2. Đọc sách cho trẻ ngay từ tấm bé

Học viện nhi khoa Mỹ khuyên rằng ba mẹ nên đọc cho trẻ nghe hàng ngày từ khi 6 tháng tuổi, đây là khoảng thời gian trẻ đã bắt đầu biết thích thú nhìn ngắm những cuốn sách cùng với ba mẹ.

3. Kích thích trí não bằng hình ảnh

Khi trẻ hơn một tuổi, ba mẹ nên tìm mua một số loại sách thiếu nhi có hình ảnh của các loài động – thực vật rồi về cùng trẻ gọi tên những con vật, những trái cây, loại hoa trong hình. Những hình ảnh ngộ nghĩnh, những sắc màu tươi đẹp luôn thu hút và tạo sự thích thú cho trẻ. Vì vậy, việc hỗ trợ trẻ tiếp cận với tranh ảnh, hội họa từ sớm sẽ giúp trẻ phát huy được tính sáng tạo.

 4. Để trẻ giao tiếp với mọi người xung quanh

Thực tế cho thấy những đứa trẻ hiếu động, cá tính sẽ thường tự tin và bản lĩnh hơn trong việc giao tiếp với mọi người. Không ba mẹ nào muốn con mình nhút nhát khi giao tiếp, thế nhưng nhiều ba mẹ thừa nhận chính việc đào tạo trẻ ngoan ngoãn và nghe lời quá mức khiến trẻ thiếu tự tin, lệ thuộc. 

5. Cho trẻ soi gương

Việc soi gương chính là một trong những trải nghiệm thú vị đầu đời mà hầu hết các trẻ đều tỏ ra phấn khích. Ban đầu, chắc chắn trẻ không thể nhận biết chính mình trong gương. Song ba mẹ có thể chỉ cho trẻ nhận biết những bộ phận khác nhau trên cơ thể. Sau một thời gian, từ những thích thú mang tính vô thức, não bộ của trẻ sẽ dần liên kết các khái niệm và tổng hợp chúng lại thành những nhận thức rõ ràng hơn.

6. Cho trẻ tiếp xúc với nhiều ngôn ngữ

Độ tuổi từ 3-5 rất thích hợp để trẻ thể tiếp thu thêm ngôn ngữ mới. Vì thế, đừng ngần ngại cho trẻ học thêm một, hai ngoại ngữ trong giai đoạn phát triển này.

7. Để trẻ chạm vào mọi thứ

Tất nhiên, những gì nguy hiểm ba mẹ nên cho trẻ tránh xa. Nhưng với những món đồ giúp kích thích trí tưởng tượng, óc sáng tạo và trí tò mò như bút vẽ, màu vẽ… thậm chí là nắm cát, nắm cơm,…thì ba mẹ nên cho trẻ được dùng tất cả giác quan để cảm nhận chúng. 

8. Cho trẻ nghe nhạc

Âm nhạc rất tốt cho trẻ. Ngay từ khi còn trong bụng mẹ, cho trẻ nghe nhạc có thể giúp cải thiện trí thông minh, khả năng sáng tạo và khả năng thể hiện cảm xúc của trẻ.

9. Tăng cường vận động cho trẻ

Đối với người lớn, thể dục thể thao có lẽ là một vấn đề khá nghiêm túc vì cần có nơi chốn, giờ giấc rõ ràng, nhưng với trẻ, thể dục đơn giản là vui chơi và vận động. Còn gì hạnh phúc bằng cả gia đình vui chơi cùng nhau, vừa tạo điều kiện tốt cho trẻ vận động cải thiện sức khỏe, vừa gắn kết tình cảm gia đình.

Thực hành những hoạt động đơn giản như trò chuyện, đọc sách, cho trẻ trải nghiệm mọi thứ, ba mẹ có thể kích hoạt trí thông minh sớm cho trẻ. Việc này không chỉ tạo ra những kỷ niệm đáng nhớ trong gia đình mà còn giúp phát triển toàn diện cho các khía cạnh tư duy, sáng tạo, và kỹ năng giao tiếp của trẻ. Hãy tận hưởng những khoảnh khắc quý báu trong giai đoạn từ 0-5 tuổi để xây dựng nền tảng vững chắc cho tương lai của các nhóc tì nhé!

Nguồn tham khảo: Lớp học đậu ngọt

Nếu ba mẹ muốn theo sát quá trình phát triển của con mình và chứng kiến từng bước trưởng thành của bé yêu thì hệ thống quản lý mầm non Tomia là một lựa chọn hoàn hảo để giúp ba mẹ thực hiện điều này. Với hệ thống quản lý trường học Tomia, ba mẹ có thể cùng đồng hành trên hành trình lớn khôn của con yêu. Hãy khám phá ngay để trải nghiệm những tiện ích mà phần mềm quản lý mầm non Tomia mang lại nhé!

Hệ thống quản lý trường học Tomia - Phần mềm quản lý trường mầm non hàng đầu trong công tác trao đổi thông tin đa chiều giữa nhà trường, giáo viên và phụ huynh; tiết kiệm thời gian và công sức nhờ vào sổ liên lạc điện tử, giáo án chi tiết và cập nhật thông tin nhanh chóng. Liên hệ ngay với Tomia để trải nghiệm nhé!

ĐỘI NGŨ CÓ TÂM HUYẾT VỚI GIÁO DỤC MONTESSORI

Phạm Dương Trần

CEO

ThS. Trần Thị Thu Hoà

Cố vấn chuyên môn

Lê Quỳnh Phương​

Cố vấn chuyên môn

Lê Văn Vĩnh Hưng

Giám đốc kinh doanh

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và trải nghiệm miễn phí

Liên Hệ Tư Vấn

Contact Me on Zalo