Nếu ba mẹ đang muốn có thêm một đứa con hoặc nếu như mối quan hệ anh, chị, em trong nhà của trẻ không được hòa thuận thì sau đây là một số mẹo để nuôi dưỡng một mối quan hệ tốt đẹp giữa anh, chị em trong nhà với nhau. Những mẹo này hoàn toàn phù hợp với mọi lứa tuổi nhưng thích hợp nhất là khi ba mẹ sắp chào đón thêm một thành viên mới trong gia đình. Sau đây hãy cùng Phần mềm quản lý mầm non Tomia tìm hiểu 8 cách bồi dưỡng mối quan hệ anh/chị/em luôn vui vẻ hòa thuận nhé!
1. Ba mẹ hãy nghĩ về mối quan hệ giữa anh chị em của ba mẹ
Ba mẹ phải dành thời gian để có thể tự ý thức được cảm xúc, phản ứng của bản thân về những gì đang diễn ra giữa trẻ. Ba mẹ sẽ muốn đứng về phía trẻ lớn nhất vì ba mẹ cũng là con lớn nhất trong gia đình hoặc ba mẹ sẽ thiên vị trẻ nhỏ nhất vì ba mẹ cũng là con út và bị đối xử bất công bởi những anh chị lớn trong nhà. Bất cứ điều gì ba mẹ đã từng trải qua khi còn nhỏ thì trẻ đều có thể khơi dậy những cảm xúc thơ ấu đó. Việc ba mẹ có những cảm xúc đó là hoàn toàn ổn nhưng điều không ổn ở đây là ba mẹ để cho những cảm xúc đó kiểm soát phản ứng của ba mẹ.
2. Nhận ra được cảm xúc của trẻ
Ghen tị là một cảm xúc phổ biến giữa các trẻ với nhau. Nhưng tiếc rằng nhiều ba mẹ không thể nhận ra được cảm xúc đó. Khi ba mẹ mong muốn có thêm một đứa trẻ, ba mẹ sẽ trải nghiệm cảm giác vui vẻ và mong muốn chào đón thành viên mới của gia đình. Ba mẹ tưởng tượng đến một mối quan hệ anh chị em tốt đẹp và nghĩ rằng trẻ sẽ trở thành bạn của sau suốt đời. Ba mẹ sẽ nói với trẻ rằng trẻ sắp có thêm bạn để chơi cùng. Tuy nhiên, thực tế thì những gì ba mẹ nghĩ là hoàn toàn khác so với những gì trẻ cảm thấy. Ba mẹ hãy tưởng tượng nếu như bạn đời của mình mang thêm một người vợ hoặc người chồng về nhà để ba mẹ có thêm một người bạn cùng trò chuyện và chia sẻ thì chắc chắn rằng ba mẹ sẽ cảm thấy vô cùng ghen tị. Đó cũng là những gì mà trẻ sẽ cảm thấy.
Điều đầu tiên mà ba mẹ phải làm là đón nhận những cảm xúc đó. Việc này không hề dễ dàng. Ba mẹ có thể đã từng nghe những câu nói như là “Con ghét em”, “Tại sao ba mẹ lại muốn có thêm em?”, “Ba mẹ có thể đổi ý và trả lại em không?”, “Ba mẹ không thương con, ba mẹ chỉ thương em thôi” và nhiều câu nói tệ hơn như thế nữa.
3. Bồi dưỡng mối liên kết
Ba mẹ có biết vì sao trẻ sơ sinh luôn có mùi rất thơm không? Trẻ tỏa ra pheromone, hóc môn tình yêu, đặc biệt là ở trên đầu trẻ. Ba mẹ ai ai cũng đều thích mùi tóc của trẻ sơ sinh. Hóc môn tình yêu giúp cho ba mẹ kết nối với trẻ. Bằng cách chăm sóc trẻ sơ sinh ba mẹ tạo nên một mối liên kết mạnh mẽ. Vì vậy ba mẹ hãy tận dụng đặc điểm sinh học này và để anh hoặc chị lớn cảm nhận mùi của em bé. Hãy để trẻ bế em thường xuyên nếu trẻ muốn và khuyến khích trẻ hôn lên mặt em và ngửi mùi em.
4. Hãy thể hiện tình yêu thương vô điều kiện đối với trẻ lớn hơn
Nỗi sợ lớn nhất của trẻ là sợ mất đi tình yêu thương của ba mẹ vì bây giờ đã có thêm em bé trong nhà. Bởi vì ba mẹ sẽ trở nên rất bận rộn với em nên việc quên dành thời gian cho trẻ lớn hơn là rất dễ. Đối với mẹ thì việc cảm thấy chăm sóc trẻ lớn hơn ít cần thiết hơn so với trẻ sơ sinh là rất bình thường. Thêm vào đó, ba mẹ có thể sẽ không thể đi ra ngoài và dành thời gian cho trẻ lớn hơn. Nhưng trẻ vẫn cần được biết rằng ba mẹ vẫn yêu thương trẻ như trước.
Ba mẹ hãy tranh thủ ngay từ đầu để đảm bảo rằng ba mẹ có thể có một chuyến đi ngắn với trẻ, kể chuyện trước khi đi ngủ cho trẻ và đón trẻ tan học. Việc dành ra 20 phút kết nối mỗi ngày sẽ dễ dàng hơn là chờ một cơ hội thích hợp cho đến khi ba mẹ không sự lựa chọn nào khác ngoài dành thời gian cho trẻ. Hầu hết thời gian trẻ sơ sinh sẽ ngủ ngay trong lòng của bất kỳ ai sau khi được cho ăn. Vì thế khi mà trẻ nhỏ ngủ ba mẹ hãy nắm lấy cơ hội này và dành thời gian cho trẻ lớn hơn. Khi có ai đó đến thăm ba mẹ hãy nhờ họ chăm sóc cho trẻ nhỏ và ba mẹ có thể chơi một trò chơi với trẻ lớn hơn.
5. Ôm cả hai trẻ càng thường xuyên càng tốt
Bất cứ khi nào ba mẹ có cơ hội ba mẹ hãy ôm cả hai trẻ vào lòng. Khi ba mẹ cho trẻ nhỏ ăn hãy giang tay ra với trẻ lớn hơn. Khi trẻ nhỏ đang nằm trong địu thì ba mẹ hãy ôm trẻ lớn hơn vào lòng và đọc một câu chuyện. Khuyến khích trẻ lớn hơn thơm em bé. Ôm ấp và cười đùa làm cho trẻ giải phóng oxytocin, hóc môn hạnh phúc hỗ trợ trẻ kết nối với nhau hơn.
6. Tiếp nhận sự hỗ trợ của trẻ lớn hơn
Khi trẻ muốn giúp đỡ ba mẹ pha sữa hoặc thay tã cho em thì ba mẹ hãy tìm cách để cho trẻ có thể đóng góp công sức của mình. Để cho trẻ lớn hơn chọc cười em bé và hỗ trợ trẻ hiểu rõ được những tín hiệu của em bé “Con nhìn kìa em cười khi con làm tiếng sột soạt đó, em rất thích con đó.”
7. Đưa trẻ vào thế giới của anh, chị
Nếu ba mẹ để một trẻ ngồi trên sàn nhà và trẻ còn lại ăn trong một chiếc nôi, ba mẹ sẽ tạo ra khoảng cách giữa trẻ với nhau và với cả ba mẹ. Thay vào đó ba mẹ hãy bế em bé và ngồi xuống ở trên sàn nhà trong khi trẻ lớn hơn đang chơi ở đó. Cho em bé ngồi trong địu và đi tới sân chơi, để ba mẹ có thể hỗ trợ trẻ lớn hơn chơi xích đu.
8. Bồi dưỡng bản thân
Có con là một việc khó khăn và có một em bé cùng với một trẻ lớn hơn lại càng khó hơn nữa. Phần thưởng thì có nhưng ba mẹ phải cần có rất nhiều nỗ lực để đáp ứng nhu cầu của trẻ. Vì vậy ba mẹ hãy dành thời gian cho bản thân, hãy thảo luận với nhau về cách để giữ cho chiếc cốc của ba mẹ luôn đầy và có thể rót tình yêu thương của ba mẹ cho trẻ. Đừng trì hoãn thời gian cho tới khi trẻ lớn hơn. Trẻ cần tình yêu thương của ba mẹ ngay từ nhỏ chứ không phải khi trẻ đã lớn hơn.
Cre: themontessorifamily
Translated by TOMIA – Hệ thống quản lý trường học
Hệ thống quản lý trường học Tomia - Phần mềm quản lý trường mầm non hàng đầu trong công tác trao đổi thông tin đa chiều giữa nhà trường, giáo viên và phụ huynh; tiết kiệm thời gian và công sức nhờ vào sổ liên lạc điện tử, giáo án chi tiết và cập nhật thông tin nhanh chóng. Liên hệ ngay với Tomia để trải nghiệm nhé!