7 mẹo để ba mẹ hỗ trợ TRẺ HAY NGẠI NGÙNG


Hãy cùng phần mềm quản lý mầm non Tomia tìm hiểu 7 mẹo để ba mẹ hỗ trợ trẻ hay ngại ngùng sau đây nhé!

Sự ngại ngùng là một trong nhiều tính cách làm cho trẻ trở nên độc đáo và đặc biệt. Trẻ hay ngại ngùng là hoàn toàn bình thường nhưng đôi khi đó lại là điều đáng lo ngại đối với ba mẹ, những người lo lắng về sự phát triển xã hội của trẻ. Những trẻ hướng nội hoặc trầm tính bẩm sinh có những năng lực siêu nhiên của riêng trẻ bao gồm những kỹ năng lắng nghe đặc biệt, sự đồng cảm và chu đáo.



Đã đến lúc ba mẹ thay đổi cách tiếp cận việc hỗ trợ trẻ hay ngại ngùng. Dưới đây là 7 cách để hỗ trợ trẻ:


1. Tránh việc gắn nhãn mác:


Những người hướng ngoại là những người hòa đồng nhưng những người hướng nội lại thường bị gọi với những cái tên như là “ẩn sĩ”, “người đơn độc”. Biệt danh cho sự ngại ngùng có xu hướng đưa ra những nhận xét tiêu cực và những sự liên tưởng này bắt đầu rất sớm trong thời thơ ấu. 



Ba mẹ nên tránh những nhãn mác này. Ba mẹ là những hình mẫu lý tưởng và trẻ phát triển những ý thức về bản thân đầu tiên thông qua ba mẹ hơn là bất kỳ người nào khác. 


Dùng những câu nói về hành động của trẻ như là “Con bé chỉ là ngại thôi” hoặc là “Cu cậu luôn im lặng” có thể gây cảm giác chán nản và mang ý nghĩa tiêu cực. Hãy thay thế những nhãn mác lỗi thời bằng những câu nói mang nghĩa khích lệ như là “Cậu nhóc tự tin một cách im lặng”. Ba mẹ hãy tạo thói quen nêu bật những hành động của trẻ để khích lệ toàn bộ những gì mà trẻ có thể làm được. 


2. Tôn vinh những điều khiến cho sự ngại ngùng trở nên độc đáo:


Thật trớ trêu khi sự ngại ngùng vẫn bị xem là một vấn đề cần giải quyết. Có nhiều điều tích cực khi có một bản chất trầm lặng hơn.



Một chuyên gia và tác giả hàng đầu về người hướng nội, Susan Cain đã nói rằng: “Những người hướng nội suy nghĩ trước khi hành động, phân tích thông tin kỹ càng, tập trung vào công việc lâu hơn, ít bỏ cuộc dễ dàng hơn và làm việc hiệu quả hơn.” 


Những trẻ ngại ngùng cũng không phải chịu đựng cuộc sống một mình. Những trẻ do dự trong các tương tác xã hội thường có xu hướng tạo ra sự kết nối sâu sắc hơn với một nhóm ít người hơn. Trẻ cũng có nhiều khả năng lớn lên và trở thành những người cộng sự xuất sắc trong những mối quan hệ và là những người lãnh đạo giàu lòng nhân ái. 


3. Tránh sự bảo vệ thái quá không cần thiết:


Ba mẹ không cần thiết phải bảo vệ trẻ quá mức khi trẻ nhút nhát. Việc xây dựng khả năng hồi phục và mô hình hóa các hành vi xã hội là những lựa chọn thay thế tốt hơn. Bảo vệ trẻ thái quá lúc này có thể gây tác dụng ngược và củng cố suy nghĩ rằng việc giao tiếp xã hội rất đáng sợ. 



Ba mẹ hãy nhớ rằng những chiến lược của trẻ trong môi trường xã hội không phải lúc nào cũng là dấu hiệu của sự tuyệt vọng. Có những ngày trẻ sẽ là người kể chuyện và cũng có những ngày trẻ là người lắng nghe.


4. Luyện tập những chiến lược xã hội hóa:


Một trong những cách tốt nhất để tiếp cận với sự do dự xã hội là luyện tập từ trước. Những tương tác xã hội có thể là một thử thách đối với trẻ hay ngại ngùng nhưng hầu hết mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng hơn nhờ luyện tập.



Bắt đầu với việc luyện tập những kỹ năng như là giao tiếp bằng ánh mắt hoặc nói với một tông giọng rõ ràng hơn. Tương tác một-một thường ít đáng sợ hơn là giao tiếp với một nhóm, vì vậy ba mẹ hãy tìm những cơ hội để trẻ có thể tương tác với những cá nhân khác. Ví dụ như là ba mẹ có thể dắt trẻ đi mua đồ và khuyến khích trẻ hỏi nhân viên nơi đặt đồ vật mà ba mẹ cần mua hoặc là hỏi thăm về một ngày của họ.


Việc khuyến khích trẻ để ý tới những dấu hiệu của sự thân thiện cũng mang lại hiệu quả. Giới thiệu cho trẻ về các dấu hiệu của sự lịch sự như là mỉm cười, vẫy tay hoặc là khen ngợi. Ba mẹ có thể làm mẫu những câu trả lời phù hợp như là nói “Cảm ơn” hoặc là đáp lại tình cảm thân thiện để minh họa việc trẻ sẽ hành động như thế nào nếu gặp trường hợp tương tự. 


5. Tạo ra một cuốn sách ảnh gia đình và bạn bè:



Việc làm quen với gia đình và bạn bè có thể bắt đầu trước khi tương tác trực tiếp. Tạo ra một cuốn sách ảnh và để cho trẻ làm quen với những người mà trẻ có thể gặp trong các dịp sum họp hay là trong khu dân cư. Trẻ có bản tính tò mò nên việc chia sẻ những sự thật thú vị có thể gợi lên sự hứng thú của trẻ. Nói với trẻ về những người khác nhau mà trẻ có thể sẽ gặp là một cách hay để khuyến khích trẻ hỏi những câu hỏi về người đó khi tới thời điểm thích hợp.


6. Hướng dẫn những kỹ năng thích ứng:


Những kỹ năng thích ứng với những tình huống xã hội là rất quan trọng đối với cả người lớn và trẻ nhỏ. Một điều quan trọng ba mẹ cần tránh là khuyên trẻ “Hãy vượt qua nó đi” hay “Mạnh mẽ lên”. Thứ nhất, những câu nói này rất mơ hồ và không cung cấp đủ sự hướng dẫn cho trẻ. Thứ hai, những câu nói này đang nói trẻ hãy giấu hoặc tránh né cảm xúc. 



Khi trưởng thành, ba mẹ biết được rằng khi nào nên nghỉ ngơi để nạp lại năng lượng. Tuy nhiên không phải lúc nào trẻ cũng biết được điều này và kết quả là trẻ có thể bắt đầu liên kết những tương tác xã hội kéo dài với những cảm xúc tiêu cực. 


Bất kể ở độ tuổi nào thì việc nói về khả năng đối phó với sự khó chịu sẽ hỗ trợ xây dựng khả năng phục hồi của trẻ. Đôi khi điều này cũng đơn giản như là việc học cách nhận biết được cơ thể của trẻ cảm thấy thế nào khi trẻ lo lắng và hít thở sâu. 


Việc quan trọng là cho trẻ biết được rằng trẻ cần nghỉ ngơi sau khi tham gia hoạt động xã hội là hoàn toàn ổn. Ba mẹ có thể làm mẫu việc này bằng cách nói một điều gì đó như là “Ồ đúng là một bữa tối dài! Có thật nhiều người nói chuyện với ba mẹ. Ba mẹ nghĩ là bây giờ sẽ đi tận hưởng một chút thời gian yên tĩnh bằng cách đọc sách.” Ba mẹ đang minh họa rằng trẻ hoàn toàn có thể dành thời gian để giải tỏa bằng cách cho trẻ thấy cách mà ba mẹ giải quyết tình huống. 


7. Khuyến khích trẻ thể hiện theo những cách khác:


Trẻ hay ngại ngùng thường có trí tưởng tượng sống động và nhiều đam mê. Ba mẹ có thể làm theo sự dẫn dắt của trẻ bằng cách quan tâm đến những hoạt động mang đến cho trẻ nhiều niềm vui nhất.


Ba mẹ không nên đưa ra giả định về những hoạt động mà trẻ thích. Một số nghệ sĩ nổi tiếng là người hướng nội nên sự ngại ngùng không có nghĩa là trẻ muốn làm mọi thứ một cách im lặng. Nghệ thuật và thủ công cũng như là vẽ hoặc thiết kế là những cách trẻ thể hiện bản thân một cách trực quan. 



Ba mẹ cũng không nên nghĩ rằng sở thích chỉ mang hai màu trắng đen. Các hoạt động của trẻ không nhất thiết phải diễn ra theo nhóm hoặc một mình. Thay vào đó ba mẹ hãy nghĩ về tất cả các trò chơi một các bao quát. Các nhạc sĩ có thể chơi nhạc theo một đôi hoặc là một phần của một dàn nhạc. Nếu trẻ nói với ba mẹ rằng trẻ không cảm thấy hứng thú với việc tham gia đội bóng chày thì điều đó không có nghĩa là trẻ không thích việc đánh bóng với một hoặc hai trẻ trong khu phố. 


Việc ba mẹ lo lắng khi trẻ hay ngại ngùng là hoàn toàn bình thường nhưng ba mẹ nên nhớ rằng những người hướng nội cũng có nhiều cống hiến cho thế giới. Ba mẹ sẽ giúp trẻ trở nên tự tin hơn trong khả năng và tính cách bằng cách hiểu rõ và trân trọng những điều khiến cho trẻ trở nên độc đáo.





Cre: guidepostmontessori

Translated by TOMIA – Hệ thống quản lý trường học

Hệ thống quản lý trường học Tomia - Phần mềm quản lý trường mầm non hàng đầu trong công tác trao đổi thông tin đa chiều giữa nhà trường, giáo viên và phụ huynh; tiết kiệm thời gian và công sức nhờ vào sổ liên lạc điện tử, giáo án chi tiết và cập nhật thông tin nhanh chóng. Liên hệ ngay với Tomia để trải nghiệm nhé!

ĐỘI NGŨ CÓ TÂM HUYẾT VỚI GIÁO DỤC MONTESSORI

Phạm Dương Trần

CEO

ThS. Trần Thị Thu Hoà

Cố vấn chuyên môn

Lê Quỳnh Phương​

Cố vấn chuyên môn

Lê Văn Vĩnh Hưng

Giám đốc kinh doanh

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và trải nghiệm miễn phí

Liên Hệ Tư Vấn

Contact Me on Zalo