7 câu nói giải tỏa sự tức giận của trẻ


Nếu cha mẹ liên tục can thiệp và thực hiện các nhiệm vụ mà trẻ có thể tự làm được, trẻ sẽ mất tự tin vào khả năng của mình và ngừng cố gắng. Nếu cha mẹ lờ đi lời van nài giúp đỡ của trẻ hoặc nói với trẻ “con có thể làm được, cha/mẹ đã thấy con làm được trước đây rồi!”, trẻ sẽ cảm thấy không được lắng nghe và được thấu hiểu.


Khi trẻ làm những nhiệm vụ khó khăn, cha mẹ có thể sử dụng hỗ trợ tinh thần của trẻ bằng một số câu nói. Hầu hết các câu nói này tập trung vào việc thừa nhận, khuyến khích nỗ lực, đặt câu hỏi và thể hiện được rằng cha mẹ luôn hiện diện bên cạnh trẻ trong mọi tình huống nhưng cha mẹ không can thiệp quá nhiều. Trẻ phản ứng với sự bực bội theo nhiều cách khác nhau – một số la lên “Con không thể làm được!”, một số quăng đồ vật, một số khóc lóc và một số đơn giản là không cố gắng thêm nữa. Vì thế, sẽ rất hữu ích nếu cha mẹ có thể dự đoán được trẻ sẽ phản ứng như thế nào và nhận biết được những dấu hiệu khi trẻ dần trở nên bực bội. Sau đây, hãy cùng Phần mềm quản lý mầm non Tomia tìm hiểu chi tiết 7 câu nói giải tỏa sự tức giận của trẻ nhé!

“Cha/mẹ đang nghe con nè!” – Cha mẹ chỉ đơn giản là lắng nghe và tiếp nhận những gì trẻ đang nói, điều này cũng đủ để tạo ra sự khác biệt hơn đối với trẻ. Trẻ muốn biết rằng cha mẹ luôn ở cạnh trẻ hơn là cần cha mẹ giúp đỡ trẻ hoàn thành một việc gì đó.

“Việc đó trông có vẻ rất khó khăn.” Kèm theo việc để trẻ biết rằng cha mẹ luôn kề cạnh trẻ, cha mẹ có thể tỏ ra đồng cảm với công việc mà trẻ đang làm. Ngay cả khi trẻ đang gặp khó khăn với một nhiệm vụ mà trẻ đã từng làm trước đó hoặc việc mà cha mẹ thấy là dễ dàng, điều tốt nhất cha mẹ có thể hỗ trợ trẻ là thừa nhận rằng nó khó đối với trẻ. Vì đó vốn dĩ là sự thật! Mức độ khó khăn của công việc luôn khác nhau trong từng thời điểm khác nhau – điều này cũng đúng đối với cả cha mẹ. Nhận biết và thừa nhận sự khó khăn đó làm cho trẻ (thậm chí là người lớn) cảm thấy được lắng nghe, đó là một bước rất quan trọng cho trẻ để trở lại trạng thái bình tĩnh.

“Thỉnh thoảng cha/mẹ cũng cảm thấy khó chịu.” Cha mẹ có thể tiến một bước xa hơn và thừa nhận với trẻ rằng rằng bản thân cha mẹ cũng gặp khó khăn. Trẻ cũng giống như cha mẹ, trẻ muốn mình có được sự liên kết với người khác. Trẻ muốn biết rằng mình không phải là người duy nhất gặp phải tình huống bực bội hoặc gặp khó khăn trong một số nhiệm vụ nhất định. Điều đó có thể giúp trẻ giảm bớt căng thẳng rất nhiều.

“Con đang làm rất chăm chỉ đấy!” Một phần trong việc hỗ trợ trẻ vượt qua sự bực bội là khuyến khích trẻ đánh giá giá trị quá trình hơn là chỉ khen ngợi kết quả. Khi cha mẹ đánh giá những nỗ lực của trẻ, trẻ sẽ cảm thấy mình được đánh giá cao về sự nỗ lực đó, dù cho trẻ có đạt được kết quả mong muốn cuối cùng hay không.

“Con muốn được hỗ trợ điều gì?” Khi cha mẹ đề nghị được hỗ trợ trẻ, cha mẹ luôn muốn hỗ trợ bằng một cách nhẹ nhàng nhất và không gợi ý quá nhiều cho trẻ. Thay vì cho rằng trẻ cần một thứ gì đó, cha mẹ có thể hỏi trước rằng trẻ đang cần cha mẹ hỗ điều gì. Việc này cũng giúp trẻ học được cách yêu cầu sự hỗ trợ cụ thể hơn từ người khác thay vì chỉ than van chung chung hoặc nói “Con không thể làm được”. Cha mẹ có thể đề xuất giúp đỡ trẻ sau khi trẻ đã cho biết điều gì khiến trẻ bực bội, đây cũng là cách mang lại cho trẻ được cảm giác biết kiểm soát tình huống hơn. Hơn hết, hãy hỗ trợ trẻ bằng lời nói trước thay vì bằng hành động ngay lập tức. Điều này giúp trẻ trở nên có khả năng hơn và tự tin hơn.

“Cha mẹ luôn ở đây nếu con cần.” Một cách khác để đề nghị giúp đỡ đơn giản là để trẻ biết rằng cha mẹ luôn có mặt và sẵn sàng hỗ trợ mà không can thiệp đến những gì trẻ đang làm. Cha mẹ không muốn nhảy vào và làm mọi việc cho trẻ, nhưng cha mẹ có thể ở gần để trẻ biết cha mẹ luôn “cùng trẻ”. Trẻ chỉ cần biết rằng cha mẹ đang ủng hộ trẻ bằng cách ở gần và lắng nghe, như thế sẽ hữu ích cho trẻ rất nhiều.

“Con có muốn nghỉ ngơi và thử lại sau không?” Đôi lúc, nếu sự chán nản, thất vọng của trẻ càng lúc tăng lên, trẻ tốt nhất nên nghỉ ngơi một tí và thử lại sau. Ví dụ như, trẻ có thể để lại một câu hỏi trên bàn và quay lại giải quyết câu hỏi đó sau khi ăn trưa hoặc sau khi ngủ trưa. Điều quan trọng hơn cả là cha mẹ đừng bao giờ ép buộc trẻ làm điều gì đó khiến trẻ trở nên chán nản hơn theo thời gian.

Hãy thử sử dụng những câu nói này với trẻ. Đôi khi trẻ cảm thấy rất bực bội và trẻ chỉ cần không gian để tự mình trải nghiệm những cảm xúc lớn của chính mình. Có quá nhiều điều trẻ muốn làm nhưng không có khả năng (hoặc kiên nhẫn) để hoàn thành được. Những câu nói này mang đến sự đoàn kết và kết nối giữa cha mẹ và trẻ. Khi cha mẹ có thể cho trẻ thấy rằng cha mẹ hiểu trẻ, luôn bên trẻ và sẵn sàng để cho trẻ thời gian cần thiết để đạt được sự độc lập mà trẻ khao khát, điều đó sẽ giảm bớt một số sự bực bội và khó chịu từ trẻ. Đồng thời hỗ trợ trẻ vượt qua và cố gắng trong những khoảnh khắc rất khó khăn một cách dễ dàng hơn. 



Cre: The Parent Website 

Translated by TOMIA – Hệ thống quản lý trường học

ĐỘI NGŨ CÓ TÂM HUYẾT VỚI GIÁO DỤC MONTESSORI

Phạm Dương Trần

CEO

ThS. Trần Thị Thu Hoà

Cố vấn chuyên môn

Lê Quỳnh Phương​

Cố vấn chuyên môn

Lê Văn Vĩnh Hưng

Giám đốc kinh doanh

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và trải nghiệm miễn phí

Liên Hệ Tư Vấn

Contact Me on Zalo