“Sự cô đơn tồi tệ nhất chính là không cảm thấy thoải mái với chính bản thân mình.” – Mark Twain
Xây dựng lòng tự tôn về bản thân cho trẻ là một món quà to lớn mà cha mẹ có thể dành tặng cho con, hỗ trợ con có một nền tảng vững chắc cho sự phát triển, niềm hạnh phúc và những mối quan hệ lành mạnh trong tương lai. Nhưng niềm tin và sự tự tin về giá trị bản thân là gì? Đó không chỉ đơn thuần là một cụm từ, niềm tin và sự tự tin về giá trị bản thân bao gồm 3 yếu tố cốt lõi sau đây:
– Tự chấp nhận bản thân: giúp trẻ chấp nhận những ưu điểm và nhược điểm của chính bản thân mình.
– Tự đáng giá: trẻ nhận ra rằng mỗi người đều có những giá trị của riêng mình và bản thân trẻ cũng vậy.
– Tự tin: trẻ tăng cường hành động nhiều hơn trong những tình huống khác nhau.
Cái nhìn thấp về bản thân mình có thể gây ra một số rắc rối cho trẻ. Từ đó tần suất về việc tự nghi ngờ bản thân mình và tự chỉ trích bản thân mình cũng ngày một tăng lên và những điều đó sẽ ngăn cản sự phát triển của trẻ bằng nhiều cách khác nhau ví dụ như ngại đón nhận những thử thách mới với một chút liều lĩnh, thử những điều mới lạ và nắm bắt những cơ hội khác. Một cái nhìn thấp về bản thân cũng đồng nghĩa với sự né tránh, sự lo lắng và sự buồn bã.
Trẻ sẽ xây dựng niềm tin và sự tự tin về giá trị của bản thân thông qua việc tự đánh giá chính mình dựa trên những tiêu chí khác nhau phụ thuộc vào những việc được đánh giá cao trong gia đình và ngữ cảnh xã hội của trẻ. Đó có thể là ngoại hình, thành tích thể thao, thành tích học tập của trẻ.
Sự hình thành và phát triển niềm tự tôn về bản thân cũng bị ảnh hưởng không tốt từ gia đình ví dụ như cha mẹ so sánh các con với nhau, sự gắn kết giữa cha mẹ và con cái không đủ khắng khít. Đây chính là những trải nghiệm sống khó khăn cho trẻ và ảnh hưởng đến trẻ rất nhiều.
Ngoài ra, những suy nghĩ về ngoại hình trong tưởng tượng so với thực tế cũng sẽ ảnh hưởng khi trẻ bắt đầu có những dấu hiệu thay đổi trước tuổi dậy thì.
Vậy nên, có 3 mức độ về niềm tin và sự tự tin về giá trị của bản thân thường xuất hiện ở trẻ mà cha mẹ cần lưu ý để hỗ trợ trẻ phát triển tốt hơn trong tương lai:
1. Sự tự tin và niềm tin vào giá trị của bản thân không ổn định. Những trẻ với lòng tự tôn không được ổn định thường tự đánh giá tổng thể về bản thân trong một lĩnh vực với một mức độ cố định. Ví dụ, trẻ nghĩ rằng trẻ sẽ không đủ giỏi khi không đạt được đánh giá điểm A trong các hoạt động ở trường, vào những lúc đó trẻ sẽ cảm thấy tràn đầy tự tin khi đạt điểm cao nhưng cũng sẽ dễ dàng tự tin khi điểm thấp. Sự không ổn định này hình thành nên một “tàu lượn” cảm xúc trong trẻ, dễ tự tin nhưng cũng dễ tự ti phụ thuộc và kết quả cụ thể và tự đánh giá bản thân.
2. Sự tự tin và niềm tin vào giá trị của bản thân thấp. Niềm tự tôn thấp tồn tại do việc chỉ nhìn vào những thất bại trong quá khứ và suy nghĩ thấp về bản thân hoặc sự kém nổi trội ở bản thân.
Sự thành công đối với nhóm này thường được xem là do may mắn hoặc nhờ những yếu tố bên ngoài khác mới có được. Trẻ với niềm tự tôn thấp có thể bị choáng váng bởi những thất bại mà người khác xem là hiển nhiên, và từ đó trẻ né tránh những tình huống có thể diễn ra tương tự vào lần sau.
Trẻ sẽ trì hoãn mọi việc để tránh thất bại thêm một lần nữa hoặc dễ dàng từ bỏ vì cha mẹ và những người xung quanh không đặt kỳ vọng thành công vào trẻ. Trẻ sẽ cho rằng trẻ lười biếng hoặc không quan tâm sẽ tốt hơn nhiều so với việc chấp nhận thử thách và thất bại.
3. Sự tự tin và niềm tin vào giá trị của bản thân “lành mạnh”. Hay nói cách khác là ổn định. Những trẻ với sự ổn định về niềm tự tôn sẽ không quá cần sự khích lệ liên tục từ gia đình hoặc những người xung quanh vì chính bản thân trẻ có thể tự chấp nhận khuyết điểm của mình cũng như đặt ra những mục tiêu cá nhân cao hơn và kiên trì theo đuổi. Trẻ cũng sẽ phản ứng rất tích cực với những thất bại của mình hoặc kể cả những thành công của riêng trẻ và có cái nhìn đa diện về bản thân.
Niềm tự tôn về bản thân ổn định có liên kết chặt chẽ với sự kiên cường. Trẻ sẽ ít cảm thấy tổn thương khi tự phê bình bản thân. Trẻ cũng có thể tự giải quyết một vấn đề nào đó một cách dễ dàng vì trẻ không dễ bị lung lay.
Sự tự tin về bản thân ở trẻ nên bao gồm cả những sở thích cũng như là những đặc điểm tính cách, các mối quan hệ và các khát vọng về tương lai của trẻ.
Sau đây, Phần mềm quản lý mầm non Tomia xin giới thiệu đến quý phụ huynh 7 cách để hỗ trợ trẻ hình thành và củng cố niềm tin vào bản thân mình.
– Cách 1: Tránh sự so sánh
Trẻ rất dễ tự so sánh bản thân mình với những người khác ví dụ như: với anh chị em, với cha mẹ, với bạn bè. Hầu hết những sự so sánh như vậy đều tiêu cực và là chất xúc tác cho suy nghĩ “Mình không đủ tốt” về thành tích, vẻ bề ngoài hoặc thậm chí là sự quan trọng. Cha mẹ hãy hỗ trợ trẻ xóa bỏ những suy nghĩ tiêu cực này bằng cách nhấn mạnh với trẻ rằng mỗi người đều là một cá thể độc nhất và không thể so sánh với người khác. Thành tích hoặc đặc điểm ngoại hình chỉ là một khía cạnh của mỗi người và không khiến bất kỳ ai trở nên tốt hơn hoặc được yêu thương hơn.
– Cách 2: Năng lực tạo nên năng lực
Phát triển kỹ năng và trải nghiệm cảm giác thành công cũng là một phần quan trọng trong việc hỗ trợ trẻ xây dựng lòng tự tôn ở trẻ. Cha mẹ có thể hỗ trợ trẻ đặt ra các mục tiêu thực tế dựa vào khả năng và những nguồn lực mà trẻ có như: những cơ hội, thời gian và chia ra thành nhiều bước nhỏ nhằm hỗ trợ trẻ thực hiện.
Một số mục tiêu khác mà cha mẹ có thể gợi ý cho trẻ nhằm tăng sự tự tin như: tham gia vào một hoạt động mới, đặt ra mục tiêu học tập hoặc nêu ý kiến nhiều hơn khi ở lớp. Cha mẹ cần qua quan sát tỷ lệ giữa những trải nghiệm tích cực và tiêu cực của trẻ để nắm bắt được môi trường hoạt động và từ đó phối hợp với nhà trường/thầy cô để mang đến một môi trường tốt hơn, hỗ trợ xây dựng và phát triển niềm tin vào bản thân của trẻ hơn nữa.
– Cách 3: Thúc đẩy tư duy phát triển
Những sai lầm là điều bình thường và là một phần trong quá trình học tập và phát triển của trẻ. Luôn làm tốt và làm đúng là một điều rất khó đối với bất cứ ai vì chúng ta là con người, không phải là máy móc và trẻ cũng không phải ngoại lệ. Vì thế, miễn là trẻ đã cố gắng hết sức trong khả năng của trẻ đã là một điều rất quý giá. Cha mẹ hãy thúc đẩy và hỗ trợ trẻ trong việc hình thành một tư duy phát triển thay vì một tư duy cố định về khả năng của mình. Ví dụ, thay vì nghĩ “Mình không có đầu óc toán học”, cha mẹ hãy hỗ trợ trẻ hình thành dần suy nghĩ “Mình thấy toán học rất rắc rối nhưng mình sẽ học những chiến lược mới”. Thay vì “không”, cha mẹ có thể dùng từ “chưa” để thể hiện một tư duy phát triển. Đây là tư duy giúp chấp nhận những thử thách, khuyến khích kiên trì và thúc đẩy học hỏi từ những sai lầm của bản thân.
– Cách 4: Khuyến khích trẻ phát triển đa dạng các kỹ năng và sở thích
Cha mẹ hãy khuyến khích các đam mê và sở thích cá nhân của trẻ nhiều nhất có thể và thể hiện sự quan tâm của mình và dành thời gian với trẻ. Việc cha mẹ cũng nghiêm túc với sở thích của trẻ giúp cho trẻ tự mình nghiêm túc với chính mình dù cho đó là sở thích thể thao, trí tuệ, sáng tạo, nghệ thuật, giúp đỡ người khác hoặc bất kỳ điều gì khác.
Những phẩm chất cá nhân của trẻ như sự thông cảm, tử tế và công bằng không được công nhận trong các giải thưởng về thành tích nhưng trẻ xứng đáng có được công nhận vì đây cũng được xem là những sở thích và đam mê cá nhân.
– Cách 5: Công nhận những thành tựu của trẻ
Công nhận thành tựu đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển lòng tự tin và tinh thần làm việc cho trẻ em. Cha mẹ có thể thực hiện điều này bằng cách đưa ra lời khen và lời động viên cụ thể về những gì trẻ đã đạt được, dù là nhỏ hay lớn. Điều quan trọng hơn cả là nhìn nhận công bằng và đưa ra đánh giá chính xác về quá trình nỗ lực và thành tựu của trẻ, thay vì chỉ chú trọng vào thành tích cuối cùng.
Ngoài ra, trong các tình huống khó khăn, thất bại hay mất tập trung, việc khuyến khích và ghi nhận những cố gắng của trẻ từ cha mẹ còn hỗ trợ trẻ vượt qua những thử thách và tiếp tục phát triển.
– Cách 6: Lời khen cho trẻ
Lời khen khi được thể hiện một cách thích hợp và chân thành có thể là một công cụ mạnh mẽ để xây dựng niềm tin và sự tự tin cho trẻ. Cha mẹ hãy cụ thể hơn trong lời khen dành cho trẻ thay vì chỉ đưa ra những lời khen tổng quát. Ví dụ, thay vì nói “Con làm tốt lắm!”, cha mẹ có thể nói “Mẹ thực sự đánh giá cao những nỗ lực mà con đã bỏ ra cho dự án đó, và kết quả xuất sắc cũng thể hiện điều đó.”
Khen ngợi quá trình mới là điều quan trọng chứ không phải chỉ khen ngợi kết quả cuối cùng. Công nhận những nỗ lực, tận tâm và kiên trì của trẻ vì chính những điều đó đã giúp trẻ đạt được kết quả tốt.
Cuối cùng, cha mẹ hãy đảm bảo rằng lời khen của mình dành cho trẻ là chân thành và thành thật vì trẻ có thể nhận ra những lời khen giả dối. Những lời khen như vậy thậm chí có thể gây tác dụng ngược lại hơn là tích cực với trẻ. Vì vậy, hãy trung thực trong lời khen và đảm bảo rằng nó dựa trên những thành tựu và nỗ lực thực sự của trẻ.
– Cách 7: Cha mẹ hãy là ví dụ cho con về việc tự khen chính mình một cách tích cực và thực tế
Trẻ lắng nghe cha mẹ tự khen những nỗ lực và thành tích riêng của chính mình mình cũng là một cách hiệu quả trong việc xây dựng niềm tin và sự tự tin cho trẻ ví dụ như:
- “Cha khá hài lòng vì đã sửa được máy cắt cỏ.”
- “Mẹ đã thuyết trình, mẹ khá lo lắng trước khi bắt đầu nhưng cuối cùng mẹ cũng đã thành công và mang lại kết quả tốt.”
Đây là những ví dụ đa dạng mà cha mẹ có thể làm mẫu cho trẻ trong việc công nhận những nỗ lực của mình, từ đó xây dựng nên niềm tin vào bản thân và khả năng của trẻ.
Cre: The Parent Website
Translated by TOMIA – Hệ thống quản lý trường học