7 cách hỗ trợ trẻ ngừng nói dối

Nghiên cứu cho thấy nói dối là điều phổ biến ở trẻ từ 4-17 tuổi và đặc biệt là vào lúc 7 tuổi, trẻ có thể nói dối tốt đến mức nhiều ba mẹ khó có thể nhận ra điều đó. Đôi lúc hành vi này khởi nguồn từ việc trẻ không muốn bị ba mẹ phạt hoặc làm ba mẹ thất vọng. Thật khó cho trẻ để can đảm nói ra sự thật khi trẻ biết rằng mình sẽ bị xấu hổ, bị la vì điều đó. Ba mẹ hãy nhớ rằng, khi ba mẹ càng phạt trẻ, trẻ sẽ tiếp tục làm điều đó với hy vọng tránh được hình phạt. Làm thế nào để ba mẹ có thể hỗ trợ trẻ chấm dứt những lời nói dối? 7 cách sau đây sẽ giúp ba mẹ tìm được câu trả lời.

  1. Hãy bình tĩnh

Ba mẹ cần lưu ý đến cách phản ứng với hành vi chưa đúng của trẻ ở nhà, cho dù đó là những việc nhỏ như làm đổ nước nhưng không thừa nhận. Khi trẻ sợ hãi, trẻ sẽ không thể đến bên ba mẹ bằng sự thật. Hãy tập trung điều chỉnh giọng nói một cách bình tĩnh. Đây không phải làm một việc dễ dàng nhưng là điều có thể làm được. Bình tĩnh không có nghĩa là trẻ không cần chịu trách nhiệm với việc mình làm. Nhưng thay vì tức giận, ba mẹ hãy thảo luận với con để giải quyết vấn đề. 

  1. Đừng tạo điều kiện cho trẻ nói dối

Nếu ba mẹ thấy đống quần áo bẩn trong phòng trẻ, đừng hỏi trẻ đã dọn phòng chưa. Khi chúng ta đặt câu hỏi mà chúng ta đã biết câu trả lời, chúng ta đang cho con cái cơ hội nói dối. Thay vào đó, hãy nhấn mạnh cách giải quyết tình huống như “Con sẽ dọn phòng trong vài phút nữa thôi đúng không?”. Điều này cũng giúp ba mẹ giữ thể diện cho trẻ, tập trung vào việc lên kế hoạch và thực hiện.

  1. Tìm hiểu đầy đủ sự thật

Đổ lỗi hay buộc tội trẻ chỉ càng làm mọi thứ tồi tệ hơn. Ba mẹ cần tìm ra nguyên nhân gốc rễ của vấn đề để hiểu được tại sao con lại không thể trung thực sẽ khuyến khích trẻ nói ra sự thật trong tương lai. Hãy bắt đầu cuộc trò chuyện một cách nhẹ nhàng và nói những điều như: “Con đang lo lắng khi phải nói ra sự thật? Hãy cứ nói về điều đó nhé, con sẽ trở nên một người trung thực.” 

  1. Ủng hộ sự trung thực

Dù cho ba mẹ có thể rất mệt mỏi và khó chịu với những kết quả mà trẻ làm ra, nhưng hãy khen trẻ khi con đã tìm đến và nói ra sự thật. Hãy nói với trẻ: “Con đã nói với mẹ sự thật, mẹ rất trân trọng điều đó vì con đã trung thực.” 

  1. Biến sai lầm thành cơ hội học hỏi

Hãy xem sai lầm là cơ hội để học cách để đưa ra những lựa chọn tốt hơn. Khi ba mẹ giữ bình tĩnh và tránh la mắng hay phạt con, trẻ sẽ dễ dàng thừa nhận những sai sót của mình hơn trong tương lai. Biến những sai lầm thành cơ hội học hỏi như: “Nếu con được làm lại, con sẽ làm khác đi chứ?”. 


  1. Thể hiện tình yêu thương

Hãy cho trẻ thấy rằng ba mẹ luôn yêu thương trẻ vô điều kiện, ngay cả khi trẻ phạm phải sai lầm. Dù ba mẹ không đồng tình, nhưng sẽ không bao giờ ngừng quan tâm trẻ. Từ đó trẻ sẽ ngày càng mở lòng hơn. 

  1. Làm gương 

Trẻ luôn nhìn vào ba mẹ và học theo những hành động mà ba mẹ làm. Vì thế, những lời nói dối nhỏ nhặt cũng có thể gieo cho trẻ tư tưởng rằng nói dối là chuyện có thể chấp nhận được.


Những cách trên sẽ hỗ hỗ trợ ba mẹ trên con đường đồng hành và thấu hiểu trẻ hơn. Quan trọng hơn cả, ba mẹ hãy kiên nhẫn để đạt được kết quả như mong đợi.

Hệ thống quản lý trường học Tomia - Phần mềm quản lý trường mầm non hàng đầu trong công tác trao đổi thông tin đa chiều giữa nhà trường, giáo viên và phụ huynh; tiết kiệm thời gian và công sức nhờ vào sổ liên lạc điện tử, giáo án chi tiết và cập nhật thông tin nhanh chóng. Liên hệ ngay với Tomia để trải nghiệm nhé!

ĐỘI NGŨ CÓ TÂM HUYẾT VỚI GIÁO DỤC MONTESSORI

Phạm Dương Trần

CEO

ThS. Trần Thị Thu Hoà

Cố vấn chuyên môn

Lê Quỳnh Phương​

Cố vấn chuyên môn

Lê Văn Vĩnh Hưng

Giám đốc kinh doanh

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và trải nghiệm miễn phí

Liên Hệ Tư Vấn

Contact Me on Zalo