5 cách nói chuyện để trẻ hợp tác


La hét, quát mắng, thậm chí roi vọt không khiến trẻ ngoan, nghe lời bạn hơn. Cách này chỉ làm bé sợ, không mang ý nghĩa giáo dục. Hãy cùng Phần mềm giáo dục Tomia tìm hiểu một số điều cha mẹ cần nhớ về cách nói chuyện với trẻ – việc ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển tâm lý của bé nhé!


1. CHỈ NÓI MỘT LẦN


Bạn có quyền đưa ra quyết định nhưng chỉ nói một lần duy nhất, đừng thay đổi vì bất cứ lý do nào. Ví dụ, nếu không cho phép, bạn không nên thay đổi khi trẻ khóc hay năn nỉ. Trẻ sẽ nhanh chóng hiểu nguyên tắc làm việc của bạn, không còn bướng bỉnh hay mè nheo.


2. ĐỪNG TRANH CÃI VỚI TRẺ


Nhiều cha mẹ la hét hoặc đánh con ngoài đường. Việc này làm bé sợ nhưng không mang ý nghĩa giáo dục. Trẻ sẽ tìm cách tranh cãi với bạn theo hướng tiêu cực, có thể nằm ăn vạ. Bạn càng hạn chế tranh cãi, trẻ càng dễ hiểu về nguyên tắc cha mẹ hoạt động.

Hạn chế tranh cải với trẻ


3. CHỈ KHEN VÀO KẾT QUẢ SỰ NỖ LỰC CỦA TRẺ


Trẻ nhỏ cần được khen để hoàn thành bước phát triển nhận thức, nhưng lời khen này cần có “lực”. Những lời khen sáo rỗng thường xuyên làm bé không tìm thấy giá trị của chúng. Khi nào khen? Khen cho việc gì? Chúng ta hãy khen kết quả công việc bé đã làm. Ví dụ: “oài, mẹ thấy hôm nay con đã dọn dẹp căn phòng của mình rất gọn gàng”

4. TÔN TRỌNG SỰ KHÁC BIỆT


“Nếu đánh giá khả năng của một con cá bằng việc leo cây thì cả đời nó nghĩ rằng nó là kẻ ngu dốt”

Cha mẹ thường so sánh trẻ với người khác. Đôi khi, họ chỉ đơn giản nghĩ rằng việc này để bé cố gắng hơn. Tuy nhiên, những bằng chứng khoa học về tâm lý cho thấy, so sánh làm trẻ nuôi dưỡng sự tự ti.

Tôn trọng sự khác biệt của con

Một cách làm tốt hơn là tạo thử thách để trẻ vượt lên. Trong bài giảng thú vị của GS. Lynne Murray, ĐH Reading (Anh) về nhảy cao của các bé lớp tiểu học. Thay vì nhảy qua dây, người thầy cho mỗi bé một hạt giống để các bé trồng. Khi hạt nảy mầm và thành cây, mỗi ngày cây mầm lên cao bao nhiêu thì các bé nhảy qua bấy nhiêu. Kết quả bất ngờ, đa số bé đều nhảy qua mức yêu cầu. Đôi lúc, tạo một thử thách và kích thích trẻ đón nhận tích cực sẽ phát triển tốt hơn mong đợi.


5. VỊ THẾ KHI NÓI CHUYỆN VỚI BÉ


Khi nói chuyện với trẻ, bạn cần hạ thấp cơ thể để có thể nhìn vào ánh mắt của con. Ví dụ, đang đứng, bạn có thể ngồi xuống hoặc bế bé cùng ngồi với bạn. Chỉ hành động này thôi cũng có thể làm bé chịu lắng nghe. Đơn giản bởi chúng có sự tôn trọng. Ai nói trẻ con không cần tôn trọng? Suy nghĩ điều này chưa đúng. Trẻ con chỉ học được điều này khi chúng cảm thấy được tôn trọng.


Đừng cho rằng khi hạ thấp vị thế của bạn sẽ trở nên yếu thế. Cách bạn làm tốt 4 điều trên đã làm một vị thế to lớn của điều số 5. Chính việc chỉn chu suy nghĩ và hành động sẽ thực sự làm bạn vừa đáng kính, đáng nể và đáng chia sẻ trong mắt trẻ.



Cre: Sưu tầm 

TOMIA – Hệ thống quản lý trường học

Hệ thống quản lý trường học Tomia - Phần mềm quản lý trường mầm non hàng đầu trong công tác trao đổi thông tin đa chiều giữa nhà trường, giáo viên và phụ huynh; tiết kiệm thời gian và công sức nhờ vào sổ liên lạc điện tử, giáo án chi tiết và cập nhật thông tin nhanh chóng. Liên hệ ngay với Tomia để trải nghiệm nhé!

ĐỘI NGŨ CÓ TÂM HUYẾT VỚI GIÁO DỤC MONTESSORI

Phạm Dương Trần

CEO

ThS. Trần Thị Thu Hoà

Cố vấn chuyên môn

Lê Quỳnh Phương​

Cố vấn chuyên môn

Lê Văn Vĩnh Hưng

Giám đốc kinh doanh

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và trải nghiệm miễn phí

Liên Hệ Tư Vấn

Contact Me on Zalo