10 điều trẻ thực sự cần để PHÁT TRIỂN MẠNH MẼ


Ba mẹ luôn mong muốn trẻ phát triển mạnh mẽ về mặt tâm lý, thể chất và cảm xúc. Nhưng không dễ dàng để biết được chính xác trẻ cần điều gì và khi nào cần điều đó. Vì thế khi ba mẹ hiểu rõ được những giai đoạn phát triển và những nhu cầu tương ứng thì mọi thứ dường như trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.


Trẻ khó có thể sử dụng những hành vi phổ biến để đáp ứng những nhu cầu cơ bản của trẻ. Ba mẹ có thể giúp trẻ phát triển bằng cách hiểu rõ những hành này.


Vậy những khuynh hướng cơ bản này là gì? Cùng phần mềm quản lý mầm non Tomia tìm hiểu ngay nhé!



1. Định hướng


Bẩm sinh trẻ có nhu cầu được biết vị trí của trẻ trong môi trường xung quanh. Trẻ muốn được khám phá nhưng trẻ cũng muốn có những chỉ dẫn rõ ràng cho việc trẻ có thể đi đâu và cách để quay trở lại. Hỗ trợ trẻ phát triển những kỹ năng định hướng sẽ giúp trẻ điều hướng cuộc sống cả về mặt thể chất lẫn xã hội.


2. Trật tự


Trẻ cần hai loại trật tự: bên trong và bên ngoài. Bằng cách đưa ra cho trẻ môi trường trật tự, ba mẹ có thể hỗ trợ ý thức về trật tự của trẻ phát triển. Trật tự mang đến an toàn. Trẻ cần phải biết được điều gì có thể trông chờ và khi nào thì có thể trông chờ điều đó. Đáp ứng nhu cầu trật tự của trẻ sẽ trang bị cho trẻ những khái niệm như là sắp xếp và phân loại.


3. Sự khám phá


Trẻ liên tục khám phá môi trường xung quanh với những giác quan của trẻ, đắm chìm trong âm thanh, hình ảnh, mùi vị, và xúc cảm xung quanh trẻ. Ba mẹ có thể hỗ trợ trẻ bằng cách đưa cho trẻ một môi trường an toàn và phong phú về mặt giác quan với tiềm năng khám phá cực đại.


4. Giao tiếp


Giao tiếp là điều giúp cho việc trao đổi thông tin giữa những cá nhân trở nên dễ dàng. Trẻ được sinh ra với nhu cầu giao tiếp thiết yếu. Kể cả những trẻ nhỏ cũng dùng những biểu cảm khuôn mặt, những động tác, và lời nói để giao tiếp về những nhu cầu cơ bản của trẻ. Ba mẹ có thể hỗ trợ trẻ học bằng cách trò chuyện với trẻ, kể cả với những trẻ nhỏ, khi không có ai xung quanh và kể cả khi ba mẹ là người ít nói. Và dĩ nhiên, xu hướng về việc giao tiếp của trẻ sẽ dẫn tới việc viết và đọc ra thành lời.



5. Chuyển động


Khi trẻ học những chuyển động thì trẻ không chỉ phát triển về kiểm soát cơ bắp mà còn trải nghiệm sự kéo giãn của các cơ thần kinh. Ba mẹ đều biết rằng việc cố gắng làm trẻ bất động là trận chiến khó khăn nhất. Trẻ nên cử động để làm chủ chuyển động. Vì vậy mục tiêu của ba mẹ là chỉ dẫn cho trẻ hướng tới các hoạt động tương ứng với những nhu cầu phát triển bên trong của trẻ.


6. Kiểm soát đồ vật

 
Trẻ cầm nắm đồ vật chỉ đơn giản là để hiểu rõ đồ vật đó. Con người được sinh ra với nhu cầu được chạm vào, được cầm nắm, và tạo hình những đồ vật trong môi trường của họ và trẻ cũng vậy.


7. Sự lặp lại


Trẻ có một nhu cầu cháy bỏng đó là lặp đi lặp lại một việc. Trẻ đang cố gắng để làm chủ hành động đó và trẻ bị ép buộc phải làm như thế bởi người thầy bên trong của trẻ. Sự lặp lại này chỉ hoàn thành khi trẻ quyết định rằng trẻ đã hoàn thành việc đó. Ba mẹ có thể hỗ trợ trẻ bằng cách nhận biết rằng trẻ đang bị cuốn vào sự lặp lại đó, khi đó trẻ sẽ vô cùng tập trung và ba mẹ hãy cố hết sức để không làm gián đoạn trẻ. Nếu trẻ dành thời gian và sự tự do mà trẻ cần, trẻ sẽ không chỉ làm chủ được việc đó mà trẻ còn phát triển khả năng tập trung và có được cảm giác thành tựu. 


8. Sự chính xác


Trẻ có một niềm khao khát muốn tìm kiếm sự hoàn hảo trong việc mà trẻ đang làm. Trẻ sẽ xây dựng những kỹ năng khác như là kiểm soát đồ vật, thứ tự, và sự lặp lại để thỏa mãn cảm giác chính xác của trẻ. Ba mẹ có thể hỗ trợ trẻ bằng cách càng kiên nhẫn với trẻ càng tốt. Ba mẹ khó có thể tôn trọng nhu cầu của trẻ khi trẻ cảm thấy ba mẹ đang quá ám ảnh trẻ. Nhưng việc chối bỏ hoặc gián đoạn trẻ khi trẻ đang cố gắng để hoàn thiện những nhu cầu phát triển bẩm sinh của trẻ sẽ trở bên khó hơn rất nhiều đối với ba mẹ.


9. Trí tưởng tượng


Trí tưởng tượng là khả năng hình dung một thứ gì đó mà ba mẹ không thể nhìn thấy được. Trẻ có một nhu cầu tạo ra những thứ mà trẻ có thể hình dung được trong trí óc. Ba mẹ có thể hỗ trợ trẻ bằng cách đưa cho trẻ những vật dụng tương ứng và cho trẻ sự tự do để thể hiện những gì trẻ đang tưởng tượng. Vẽ, điêu khắc, âm nhạc và kể chuyện là những cách để trẻ có thể sử dụng trí tưởng tượng của trẻ.


10. Kiểm soát lỗi sai dẫn tới sự hoàn hảo


Ở đây ba mẹ sẽ thấy được toàn bộ những xu hướng làm việc của trẻ. Trẻ khám phá môi trường xung quanh và sẽ bị thu hút bởi một số vật liệu hay việc làm nhất định. Trẻ kiểm soát vật liệu và tưởng tượng ra những kết quả mà trẻ muốn có được. Trẻ lặp lại các thao tác kiểm soát tìm kiếm thứ tự và sự chính xác. Trẻ sẽ tự nhận ra những lỗi sai của mình và tiếp tục làm việc để tìm kiếm sự hoàn hảo. Trẻ sẽ trải nghiệm một cảm giác thỏa mãn, niềm vui và thành tựu sâu sắc một khi trẻ có được sự hoàn hảo mà trẻ mong muốn.


Các xu hướng cơ bản thúc đẩy hành vi của con người ở khắp mọi nơi trong mọi nền văn hóa và xuyên suốt với thời gian. Một khi ba mẹ nhận thức được những xu hướng này ba mẹ có thể khuyến khích trẻ làm theo động lực bên trong của riêng trẻ. Những trẻ có động lực tự thúc đẩy bản thân sẽ bình tĩnh hơn, tập trung hơn và hài lòng hơn so với những trẻ bị hướng ngược lại so với những dòng chảy bên trong trẻ.




Cre: aimmontessoriteachertraining

Translated by TOMIA – Hệ thống quản lý trường học

Hệ thống quản lý trường học Tomia - Phần mềm quản lý trường mầm non hàng đầu trong công tác trao đổi thông tin đa chiều giữa nhà trường, giáo viên và phụ huynh; tiết kiệm thời gian và công sức nhờ vào sổ liên lạc điện tử, giáo án chi tiết và cập nhật thông tin nhanh chóng. Liên hệ ngay với Tomia để trải nghiệm nhé!

ĐỘI NGŨ CÓ TÂM HUYẾT VỚI GIÁO DỤC MONTESSORI

Phạm Dương Trần

CEO

ThS. Trần Thị Thu Hoà

Cố vấn chuyên môn

Lê Quỳnh Phương​

Cố vấn chuyên môn

Lê Văn Vĩnh Hưng

Giám đốc kinh doanh

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và trải nghiệm miễn phí

Liên Hệ Tư Vấn

Contact Me on Zalo