10 câu nói ba mẹ KHÔNG NÊN NÓI với trẻ


Hãy cùng Phần mềm quản lý mầm non Tomia tìm hiểu 10 câu nói ba mẹ không nên nói với trẻ nhé!


Ba mẹ luôn tìm cách để làm những việc đúng đắn cho trẻ. Tuy nhiên, ba mẹ có thể dễ dàng bị cuốn vào và lặp lại những câu nói mà ba mẹ đã từng nghe khi còn nhỏ hoặc đã từng nghe người khác nói. Khi ba mẹ dừng lại và để ý kỹ hơn những câu nói mà ba mẹ nói với trẻ thì ba mẹ có thể dễ dàng nhận ra được câu nói nào là không nên nói với trẻ. 


1. “Không!”


Chắc hẳn ba mẹ nào cũng từng nói điều này với trẻ. Giả sử như trẻ đang vuốt ve chú chó và trẻ đã lỡ tay kéo tai chú chó đó. Ba mẹ ngay lập tức nói với giọng nghiêm khắc “Không!” rồi kéo trẻ rời khỏi chú chó và nói với trẻ rằng đó là một hành động không tốt. Việc ngăn cản một hành động nào đó của trẻ và nói với trẻ “Không” không phải là vấn đề nhưng từ giây phút đó ba mẹ sẽ không biết liệu trẻ sẽ làm gì tiếp theo nếu ba mẹ không ngăn cản trẻ.


Trẻ như là một miếng bọt biển và việc ngăn trẻ lại nghĩa là ba mẹ đang bỏ lỡ một cơ hội. Ba mẹ có thể hỗ trợ trẻ phát triển kỹ năng lập luận mà trẻ sẽ mang theo suốt đời bằng cách nói cho trẻ lý do vì sao ba mẹ lại ngăn trẻ lại. Thay vì nói “Không” ba mẹ hãy dừng hành động của trẻ, đưa trẻ ra xa chú cún và nói “Khi con kéo tai của bạn cún thì sẽ làm đau bạn ấy. Con hãy vuốt ve bạn một cách nhẹ nhàng để bạn cảm thấy thoải mái nhé!”


Không có vấn đề gì với từ “Không” cả chỉ cần theo sau đó là những chỉ dẫn hoặc một lời gợi ý hoạt động phù hợp hơn và lý do đằng sau từ “Không”.


2. “Đừng lo lắng”


Trẻ phát triển và vượt qua những nỗi lo âu và sợ hãi trong suốt thời thơ ấu của trẻ rất nhanh. Những nỗi sợ này là hoàn toàn bình thường và đôi khi nó còn tốt đối với trẻ. Nói với trẻ rằng đừng lo lắng chính là gạt bỏ và không ngăn cản trẻ khỏi việc lo âu. 


Thay vào đó ba mẹ hãy cố gắng tìm hiểu xem nỗi sợ của trẻ là gì và ba mẹ có thể làm gì để hỗ trợ trẻ, ba mẹ không giải quyết vấn đề hộ trẻ mà chỉ hỗ trợ trẻ tìm ra cách để giải quyết vấn đề đó.



3. “Tại sao con lại làm như thế?”


Trẻ thường có những hành động rất thú vị và đôi lúc ba mẹ mong muốn được biết lý do vì sao trẻ lại làm như thế cho dù đó là cắn, đánh, xé một quyển sách hay vẽ lên tường nhà. Việc hỏi trẻ lý do vì sao trẻ làm một hành động gì đó là không phù hợp bởi vì trẻ vẫn đang trong quá trình học hỏi làm thế nào để xác định được cảm xúc của trẻ và kết nối những cảm xúc đó với những hành động phù hợp. Vì vậy nên trẻ có thể sẽ không có câu trả lời cho ba mẹ và việc này chỉ làm cho câu hỏi của ba mẹ tăng thêm sự khó chịu mà trẻ đang phải trải qua. 


Để thay thế cho câu nói này ba mẹ có thể xem xét mối quan hệ giữa hành động, cảm xúc của trẻ và một sự việc xảy ra trước đó và nói “Con không thể mặc chiếc áo yêu thích của con vì nó đang được giặt và điều đó làm con buồn. Đó có phải lý do vì sao con xé trang sách đó không?”. Khi trí tuệ cảm xúc và vốn từ vựng để thể hiện bản thân trẻ đã được phát triển hiệu quả trong trẻ thì ba mẹ sẽ thấy trẻ ít thực hiện những hành động khó hiểu đối với ba mẹ.


4. “Con ổn mà!”


Khi trẻ bị thương hoặc phải trải qua một cảm xúc đau khổ thì việc nói với trẻ rằng trẻ không sao là không hề phù hợp. Ba mẹ đang nói ra cảm giác của trẻ thay vì hỏi trẻ về điều đó. “Con không sao đâu” hoặc “Con ổn mà!” chính là gạt bỏ và không chỉ ra lý do vì sao trẻ cảm thấy buồn bã. Đây không phải là một câu nói mà ba mẹ muốn nghe và trẻ cũng như vậy, trẻ cũng nên được công nhận cảm xúc của trẻ.


5. “Con làm tốt lắm!”


Một câu nói phổ biến mà ba mẹ thường nói với trẻ là “Con làm tốt lắm”. Tuy nhiên dù sự nỗ lực của trẻ có tốt đến đâu thì câu nói “Con làm tốt lắm” cũng đang hướng về thành quả của trẻ hơn là công sức và sự cố gắng của trẻ. Một tư duy phát triển là điều quan trọng mà ba mẹ nên khuyến khích.


6. “Con rất thông minh”


Việc nhận được một lời khen là khá quan trọng cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên ba mẹ cần nhận ra tác hại của việc gắn một cái mác cố định cho trẻ. Câu nói này đang thiếu đi sự khuyến khích công sức của trẻ. Nói trẻ thông minh ngụ ý rằng trẻ “suy nghĩ tốt” và không khuyến khích sự nỗ lực trong những lĩnh vực mà trẻ không xuất sắc.



7. “Con làm cho ba mẹ buồn/không vui”


Cảm xúc của ba mẹ thường xuyên bị gạt sang một bên để ủng hộ những người khác và điều này có thể khá là khó chịu. Cảm xúc của ba mẹ là quan trọng tuy nhiên ba mẹ không nên đặt cảm xúc của ba mẹ lên trẻ. 


8. “Con tệ quá!”


Câu nói này là câu nói quan trọng nhất mà ba mẹ không nên nói với trẻ. Cũng như người lớn, đôi khi trẻ sẽ đưa ra những lựa chọn không đúng. Việc lựa chọn sai không có nghĩa là trẻ không tốt ở thời điểm hiện tại. “Tệ” là một nhãn mác mang tính tiêu cực và sẽ tồn tại rất lâu, điều này sẽ gây hại đến giá trị bản thân và ảnh hưởng đến hành vi lâu dài của trẻ.


9. “Đây không phải là cách mà con nên hành xử/ Con cần hành xử trưởng thành hơn” 


Sự trưởng thành đi cùng với lứa tuổi và sự ủng hộ về mặt cảm xúc, có nhiều lý do dẫn tới việc mà trẻ hành xử trẻ con hơn là ba mẹ mong muốn. Việc nói với trẻ rằng trẻ đang không cư xử đúng với độ tuổi của trẻ không những bác bỏ đi lý do cho hành động của trẻ mà còn làm cho trẻ cảm thấy xấu hổ. Ví dụ, trẻ mẫu giáo đang bò mặc dù trẻ đã biết đi từ lâu. Thay vì ba mẹ nói những câu trên thì ba mẹ có thể nói rằng “Con đã bò thay vì đi chiều nay và em bé thì thường dành rất nhiều thời gian ở trong vòng tay của ba mẹ. Con có cảm thấy con cần thêm những cái ôm không?”



10. “Ba mẹ không biết/ Để sau đi nhé”


Ba mẹ nói với trẻ rằng “Ba mẹ không biết” hoặc “Để sau đi nhé” với mong muốn giải quyết những câu hỏi lặp đi lặp lại của trẻ và trì hoãn cuộc khủng hoảng không thể tránh khỏi trong khi ba mẹ hoàn toàn biết câu trả lời. 


Ba mẹ nên thành thật và tôn trọng trẻ. Tốt nhất là ba mẹ nên thẳng thắn với trẻ nếu như ba mẹ không có ý định làm việc mà trẻ muốn, sau đó hỗ trợ trẻ vượt ra cảm giác của trẻ ngay lúc đó. Mặc dù việc trì hoãn vấn đề mà ba mẹ không mong muốn có thể mang lại cảm giác thoải mái cho ba mẹ nhưng trẻ có thể dành hàng tiếng đồng hồ để chờ đợi trong sự hào hứng. Sau khoảng thời gian mà trẻ phải chờ đợi thì có thể trẻ sẽ càng cảm thấy thất vọng nhiều hơn.


Kể cả khi ba mẹ nghĩ bản thân là những người dịu dàng thì luôn có chỗ cho sự cải thiện trong cách mà ba mẹ nói chuyện với trẻ.




Cre: reachformontessori

Translated by TOMIA – Hệ thống quản lý trường học

Hệ thống quản lý trường học Tomia - Phần mềm quản lý trường mầm non hàng đầu trong công tác trao đổi thông tin đa chiều giữa nhà trường, giáo viên và phụ huynh; tiết kiệm thời gian và công sức nhờ vào sổ liên lạc điện tử, giáo án chi tiết và cập nhật thông tin nhanh chóng. Liên hệ ngay với Tomia để trải nghiệm nhé!

ĐỘI NGŨ CÓ TÂM HUYẾT VỚI GIÁO DỤC MONTESSORI

Phạm Dương Trần

CEO

ThS. Trần Thị Thu Hoà

Cố vấn chuyên môn

Lê Quỳnh Phương​

Cố vấn chuyên môn

Lê Văn Vĩnh Hưng

Giám đốc kinh doanh

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và trải nghiệm miễn phí

Liên Hệ Tư Vấn

Contact Me on Zalo