10 cách hỗ trợ khi trẻ KHÔNG MUỐN CHIA SẺ


Vì sao việc chia sẻ lại khó khăn đối với trẻ?

Hãy cùng Phần mềm quản lý mầm non Tomia tìm hiểu ngay nhé!


Khi trẻ được khoảng 1 tuổi, trẻ khác có thể thường xuyên đi tới bên trẻ và lấy đi món đồ chơi mà trẻ đang cầm trên tay rồi sau đó trẻ sẽ quay đi và cầm lấy một món đồ chơi gần trẻ nhất.


Sau đó, khi trẻ được 16 tháng tuổi trẻ bắt đầu gặp khó khăn khi người khác lấy đi món đồ chơi mà trẻ đang chơi. Trẻ có thể chơi đùa với những chú bò và heo khi trẻ khác chơi cùng với con vật khác như là ngựa khi ở trong nông trại. Đối với trẻ nhỏ đây cũng là một phần trong hoạt động của trẻ và trẻ có thể trở nên rất buồn bã.


Trẻ nhỏ cảm thấy khá khó khăn để chia sẻ một hoạt động với trẻ khác khi trẻ thường xuyên tham gia hoặc làm chủ hoạt động đó. Ví dụ như có một bộ ghép hình 9 miếng nhưng trẻ muốn hoàn thành và làm chủ toàn bộ bộ ghép hình đó. Nếu trẻ khác xen vào và lấy đi một mảnh ghép thì trẻ sẽ không thể hoàn thành được bộ ghép hình của mình.


Ba mẹ có thể cảm thấy khó để hiểu được lý do vì sao trẻ lại không để cho trẻ khác chơi cùng trẻ. Thật khó cho ba mẹ khi nhìn thấy trẻ giành lấy một thứ gì đó từ trẻ khác hoặc nhìn thấy trẻ tức giận, buồn bã hay là khó chịu. 



Thực tế thì trẻ nhỏ đang nghe theo sự thôi thúc bên trong trẻ và điều này sẽ dần dần trở nên mạnh mẽ hơn những quy tắc mà trẻ đã được học.


Khoảng từ 2,5 đến 3 tuổi, trẻ có thể muốn bắt đầu chơi với trẻ khác. Tuy nhiên, trẻ vẫn sẽ thường xuyên cần đến sự hỗ trợ từ ba mẹ để chỉ ra những vấn đề, ví dụ như khi trẻ muốn hỏi trẻ khác chơi cùng, khi trẻ quyết định rằng trẻ muốn chơi một mình.


1. Chia sẻ bằng cách thay phiên nhau


Thay vì ép buộc phải chơi cùng nhau và chia sẻ thì ba mẹ nên cho trẻ thay phiên nhau. Trẻ đang tham gia một hoạt động thì vẫn có thể tiếp tục tham gia hoạt động đó miễn là trẻ thích – điều này sẽ hỗ trợ trẻ tăng cường sự tập trung, trẻ có thể lặp lại điều đó nhiều hơn một lần để có thể thành thạo điều đó và có thể tự hoàn thành hoạt động đó.



Trẻ có thể nói với trẻ khác là “Món đồ chơi này sẽ sẵn sàng sớm thôi”. Khi hoạt động đã kết thúc và món đồ chơi trở lại trên kệ thì sẽ tới lượt trẻ tiếp theo chơi món đồ chơi đó, hoặc trẻ có thể đề nghị kết thúc hoạt động đó. Trẻ vẫn sẽ chia sẻ hoạt động, chỉ là lần lượt từng trẻ được tham gia hoạt động thay vì cùng tham gia với nhau.


Trẻ cũng sẽ học được bài học là chờ tới lượt của mình.


2. Nếu trẻ giật lấy đồ chơi của trẻ khác


Trước hết ba mẹ hãy cảm thông với trẻ “Có vẻ như con rất muốn chơi với món đồ chơi đó.”, sau đó ba mẹ hãy giải thích cho trẻ rằng là phải chờ đến lượt của mình “Mía đang chơi món đồ chơi đó. Điều đó sẽ sẵn sàng cho con sớm thôi.” 



Nếu trẻ không thích việc chờ đợi thì ba mẹ có thể hỗ trợ trẻ. Ví dụ như ba mẹ có thể đề nghị trẻ “Con có muốn xem hoặc tìm các món đồ chơi khác để chơi không?”


Nếu trẻ buồn, ba mẹ hãy chờ cho tới lúc trẻ đã bình tĩnh lại và đề nghị hỗ trợ càng nhiều càng tốt khi trẻ cần bình tĩnh. Một khi trẻ đã bình tĩnh thì ba mẹ hãy để trẻ làm lành với trẻ kia ví dụ như là trả lại món đồ chơi hoặc nếu trẻ kia khóc thì hãy đưa cho trẻ một tờ khăn giấy.


3. Hướng dẫn trẻ trở nên quyết đoán


Nếu trẻ đang chơi với một món đồ và trẻ khác tới giành mất món đồ đó của trẻ thì ba mẹ có thể nói với trẻ rằng hãy tự đấu tranh cho bản thân mình “Con có thể nói với Tôm rằng đây đang là lượt chơi của con và món đồ này sẽ sớm sẵn sàng thôi.”



4. Làm thế nào nếu trẻ đánh/cắn và trở nên hung hăng?


Trẻ có thể trở nên hung hăng nếu một món đồ chơi bị lấy mất hoặc nếu trẻ cảm thấy khó khăn khi phải chờ đợi. Lúc đó ba mẹ nên bắt đầu với sự cảm thông “Có vẻ con đang rất muốn chơi với món đồ chơi đó.” 


Ba mẹ hãy dừng sự hung hăng đó lại “Ba mẹ không thể để con đánh bạn bởi vì sự an toàn của bạn là rất quan trọng. Con có thể xả sự tức giận của con lên chiếc gối này” hoặc là “Con có thể cho ba mẹ biết con tức giận như thế nào, đây là một tờ giấy và bút chì, con hãy thể hiện sự tức giận của mình qua một bức tranh nhé!”. 



Khi trẻ đã bình tĩnh lại thì ba mẹ có thể nhắc lại cho trẻ về lời nói của trẻ “Con có thể nói với bạn nếu tới lượt của con tiếp theo nhé!”. Việc ba mẹ ở cạnh trẻ khi trẻ đang gặp một thời kỳ khó khăn trong việc chờ tới lượt và hướng dẫn trẻ là một ý tưởng không tồi. 


5. Khi ở khu vui chơi và nơi công cộng


Ba mẹ có thể nói với trẻ khác “Có vẻ như là con cũng muốn được chơi món đồ chơi này. Con có thể chơi nó khi Mía đã chơi xong nhé!” và sau đó trẻ và ba mẹ của trẻ đó có thể biết được là ba mẹ không phải là không muốn chia sẻ mà ba mẹ đang để cho con mình chơi xong món đồ chơi đó.



Thay vì đợi cho tới khi trẻ hoàn toàn chơi xong món đồ chơi đó ba mẹ có thể giảm bớt thời gian của trẻ lại một chút. Ví dụ như nếu một trẻ khác đang chờ để được chơi xích đu thì ba mẹ có thể nói với trẻ rằng “Ba mẹ thấy rằng có bạn khác đang chờ tới lượt của mình. Hãy đếm tới 10 và sau đó chúng ta sẽ nhường tới lượt bạn chơi nhé!”.


6. Nhập vai ở nhà


Nếu trẻ cảm thấy việc nhường lượt khó khăn thì ba mẹ có thể chơi trò nhập vai theo các tình huống khác nhau ở nhà. Sau đó, khi mà ba mẹ cùng trẻ ra ngoài chơi cùng bạn bè hoặc đi tới công viên, ba mẹ có thể tiến hành một số việc đã được luyện tập từ trước như là “Con sẽ nói gì nếu như bạn khác muốn chơi với đồ chơi của con nhỉ?”



7. Những buổi hẹn đến chơi nhà


Khi mời trẻ khác tới nhà chơi, trẻ có thể sẽ cảm thấy khó khăn khi để cho trẻ khác chơi đồ chơi của trẻ. 



Ba mẹ có thể chuẩn bị trước không gian khi có khách tới nhà chơi. Kể cả với trẻ nhỏ, ba mẹ hãy hỏi trẻ trước rằng liệu trẻ có món đồ chơi đặc biệt nào mà trẻ muốn gói lại và cất đi trước khi bạn của trẻ tới hay không. Sau đó ba mẹ hãy kiểm tra nếu trẻ cảm thấy vui vẻ khi bạn của trẻ chơi với những món đồ chơi khác của trẻ khi tới chơi hay không. Điều này có thể khá khó khăn nhưng chắc chắn sẽ hỗ trợ trẻ tự chuẩn bị và cho trẻ kiểm soát việc bạn của trẻ có thể chơi với món đồ nào.


8. Luyện tập việc chơi cùng nhau


Khi trẻ lớn hơn một chút, lúc trẻ khoảng 3 tuổi, trẻ có thể luyện tập việc chơi cùng với trẻ khác. Ví dụ như trẻ có thể muốn cùng nhau sử dụng bột nặn với trẻ khác. Trẻ luyện tập cách hỏi trẻ khác nếu trẻ muốn tham gia cùng. Đôi khi trẻ sẽ cảm thấy khó khăn khi phải chia sẻ vì vậy ba mẹ hãy hỗ trợ trẻ với những lời nói và xử lý tình huống xảy ra “Có vẻ như Tôm đang muốn chơi một mình. Hãy quay lại sau và con có thể chơi lúc đó nhé!”



9. Giữ bình tĩnh và hướng dẫn trẻ


Ba mẹ hãy giữ bình tĩnh để có thể hướng dẫn cho trẻ và cho trẻ sự hỗ trợ càng nhiều càng tốt để giải quyết vấn đề. Đôi khi trẻ có thể tự giải quyết được vấn đề mà không cần tới sự can thiệp của ba mẹ; đôi khi trẻ cần đến sự nhắc nhở; và ở những lần khác khi mọi việc trở nên nghiêm trọng, ba mẹ có thể xen vào và ngăn cản việc một ai đó có thể bị thương. Việc hỗ trợ này cần phải được tiến hành với tình yêu thương nhưng vẫn có giới hạn rõ ràng.



10. Hãy để các trẻ tự giải quyết những mâu thuẫn nhỏ


Ba mẹ hãy cố gắng để cho trẻ tự giải quyết vấn đề với nhau. Ví dụ như “Chỉ có một chiếc xe đồ chơi nhưng cả 2 con đều muốn chơi, đây là cả một vấn đề. Hãy cho ba mẹ biết khi các con tìm ra giải pháp nhé.”


Nếu sự mâu thuẫn tăng lên ba mẹ có thể sẽ cần phải xen vào và hỗ trợ làm trung gian giữa các trẻ. Tuy nhiên ba mẹ hãy tránh việc chia phe và đưa ra sự hỗ trợ cho cả 2 bên.




Cre: Montessori Notebook

Translated by TOMIA – Hệ thống quản lý trường học

Hệ thống quản lý trường học Tomia - Phần mềm quản lý trường mầm non hàng đầu trong công tác trao đổi thông tin đa chiều giữa nhà trường, giáo viên và phụ huynh; tiết kiệm thời gian và công sức nhờ vào sổ liên lạc điện tử, giáo án chi tiết và cập nhật thông tin nhanh chóng. Liên hệ ngay với Tomia để trải nghiệm nhé!

ĐỘI NGŨ CÓ TÂM HUYẾT VỚI GIÁO DỤC MONTESSORI

Phạm Dương Trần

CEO

ThS. Trần Thị Thu Hoà

Cố vấn chuyên môn

Lê Quỳnh Phương​

Cố vấn chuyên môn

Lê Văn Vĩnh Hưng

Giám đốc kinh doanh

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và trải nghiệm miễn phí

Liên Hệ Tư Vấn

Contact Me on Zalo