10 BIỂU HIỆN LO LẮNG ở trẻ có thể ba mẹ đã bỏ lỡ


Hãy cùng phần mềm quản lý trường học Tomia tìm hiểu 10 biểu hiện lo lắng ở trẻ có thể ba mẹ đã bỏ lỡ nhé!


Những biểu hiện của sự lo lắng ở trẻ có thể tồn tại ở một độ tuổi rất sớm. Đôi khi rất rõ để nhận biết nhưng đôi lúc chúng thể hiện theo một cách khác tinh tế và bất ngờ hơn. Sau đây là 10 biểu hiện lo lắng điển hình ở trẻ mà ba mẹ cần lưu ý để hỗ trợ trẻ tốt hơn:



1. Tức giận và có thái độ hằn học


Đây là một trong những biểu hiện thường khiến ba mẹ bất ngờ nhưng lại hoàn toàn hợp lý ở trẻ. Bạn sẽ phản ứng ra sao khi sống trong tình trạng lo âu và quá tải một cách kéo dài? Rất có thể chúng ra sẽ trở nên dễ cáu gắt và bùng nổ cảm xúc và trẻ cũng như vậy. Khi trung tâm cảm xúc ở não bộ bị kích hoạt quá mức cho phép bằng những nỗi lo âu, trẻ có xu hướng tức giận và phản ứng dữ dội hơn rất nhiều.


2. Đặt câu hỏi liên tục 


Khi trẻ lo lắng vì không biết được điều gì sẽ xảy ra, một trong số những cách trẻ thường dùng để ứng phó cho tình huống đó là liên tiếp đặt câu hỏi để tìm kiếm thông tin một cách quá mức. Ví dụ, trong suốt đoạn đường đi, trẻ luôn không ngừng hỏi ba mẹ “Ba mẹ ơi, chúng ta sẽ đến nơi trong vòng bao lâu nữa?”.


3. Cố tìm kiếm sự xác nhận từ những người xung quanh


Lo lắng thường khiến người ta nghĩ nhiều và cảm thấy như có điều gì đó không ổn về bản thân mình. Trẻ cũng vậy. “Ba nghĩ con có thể làm quen được nhiều bạn mới khi chơi bóng không?”, “Mẹ vẫn nghĩ con là một đứa trẻ ngoan phải không?”, đây là một vài ví dụ cho việc tìm kiếm sự xác nhận và đôi lúc là sự an ủi từ những người khác khi trẻ bắt đầu cảm thấy rối loạn lo âu, hay đôi lúc còn được gọi là sự ám ảnh cưỡng chế (OCD). Đây là hiện tượng những lo lắng cứ liên tục tái diễn khiến trẻ cảm thấy bất an, và buộc trẻ phải làm một hành động gì đó bao gồm đặt câu hỏi nhằm khiến bản thân có thể thoải mái hơn. 


4. Biểu hiện về mặt thể chất


Khi não bộ con người được kích hoạt phản ứng căng thẳng như chiến đấu hoặc trốn tránh, một loạt các thay đổi sinh lý cũng sẽ xảy ra vào thời điểm đó. Đó cũng chính là lý do nhiều trẻ luôn nói rằng họ cảm thấy đau bụng và toát mồ hôi khi họ lo lắng hoặc đối diện với các tình huống căng thẳng. 


5. Né tránh


Trẻ thường sử dụng biện pháp né tránh như một cơ chế để ứng phó với những tình huống làm trẻ cảm thấy lo âu, đôi lúc biểu hiện mạnh mẽ hơn bằng cách phản kháng và phản đối. 3 câu nói điển hình nhất ở trẻ cho biểu hiện này là: “Mình không làm điều đó”, “Đừng bắt mình phải làm như thế, bạn không phải là ba mẹ mình”, “Dù bạn có nói gì đi nữa, mình cũng sẽ không làm đâu”. Khi trẻ nhỏ kiên quyết thể hiện một cảm giác kiểm soát, thực chất bên trong trẻ đang dần trở nên mất kiểm soát. Đây chính là hậu quả mà nỗi lo mang đến.



6. Khó ngủ 


Những suy nghĩ lo âu thường ập đến vào những giây phút chúng ta yên tĩnh và không bị bận tâm bởi những điều khác. Những suy nghĩ này sẽ ảnh hưởng việc thư giãn về mặt cảm xúc và tinh thần, từ đó khiến việc chìm vào giấc ngủ trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Tỉnh giấc vào nửa đêm cũng là một hiện tượng phổ biến khi não người hoạt động trong tình trạng lo sợ, từ đó trở nên đặc biệt nhạy cảm với những tác nhân từ bên ngoài và bật tỉnh. Ba mẹ hãy chú ý đến trẻ kể cả khi ngủ nhé.


7. Khó tập trung


Nỗi lo lắng của trẻ tăng cao làm cho các hoạt động hàng ngày của trẻ trở nên khó khăn hơn đáng kể, bởi trẻ khó tập trung khi thực việc những việc ấy.


8. Cảm xúc tăng cao


Khi cảm xúc tăng cao do lo lắng, trẻ thường có xu hướng biểu hiện ra bên ngoài để bộc lộ những cảm xúc đó bao gồm cả nỗi buồn của trẻ. Ví dụ, một chút cãi vã với anh chị em hoặc bạn bè, gặp phải những điều trẻ không mong muốn trong quá trình học hoặc sinh hoạt gia đình và còn nhiều hơn thế nữa. 


9. Bỏ chạy hoặc lẩn trốn


Bỏ chạy hoặc trốn dưới gầm bàn là một biểu hiện đơn giản khi trẻ cảm thấy khó khăn hoặc không thích một điều gì đó đang diễn ra trước mắt trẻ. Khi trẻ cảm thấy quá tải, não bộ sẽ tự kích hoạt hành động này để thoát khỏi tình huống hiện tại. 


10. Dựa dẫm


Đây là một biện pháp tạm thời trẻ dùng để giảm bớt triệu chứng lo lắng của trẻ. “Con muốn ở lại với ba mẹ, con không muốn đi học.” Câu nói này cho thấy rằng trẻ đang cảm thấy chỉ có một mình ở trường và không hề thoải mái. Từ đó, trẻ muốn dựa dẫm vào ba mẹ và những người xung quanh nhiều hơn.


Việc nhận biết những biểu hiện lo lắng ở trẻ đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình trẻ phát triển về mặt thể chất lẫn tâm lý. Bởi ba mẹ cần nắm bắt kịp thời tình trạng của con trẻ, từ đó có thể hỗ trợ và đồng hành cùng con vượt qua những nỗi lo sợ ấy, tiếp tục chặn đường phát triển một cách toàn diện nhất.





Cre: parentswithconfidence

Translated by TOMIA – Hệ thống quản lý trường học

Hệ thống quản lý trường học Tomia - Phần mềm quản lý trường mầm non hàng đầu trong công tác trao đổi thông tin đa chiều giữa nhà trường, giáo viên và phụ huynh; tiết kiệm thời gian và công sức nhờ vào sổ liên lạc điện tử, giáo án chi tiết và cập nhật thông tin nhanh chóng. Liên hệ ngay với Tomia để trải nghiệm nhé!

ĐỘI NGŨ CÓ TÂM HUYẾT VỚI GIÁO DỤC MONTESSORI

Phạm Dương Trần

CEO

ThS. Trần Thị Thu Hoà

Cố vấn chuyên môn

Lê Quỳnh Phương​

Cố vấn chuyên môn

Lê Văn Vĩnh Hưng

Giám đốc kinh doanh

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và trải nghiệm miễn phí

Liên Hệ Tư Vấn

Contact Me on Zalo

Liên Hệ Tư Vấn